1. Tập huấn giáo viên/ học sinh
Các trường sẽ đề cử ba (03) đến năm (05) giáo viên từ các môn học khác nhau tham gia dự án. Các giáo viên sẽ được đào tạo trực tuyến/ trực tiếp trong hai (02) ngày, tập trung vào việc tích hợp các hoạt động kỹ năng số có sử dụng bảng vi điều khiển micro:bit trong chương trình giảng dạy để hỗ trợ phát triển ba nền tảng chính của sự phát triển của học sinh:
- Kỹ năng nòng cốt/ kỹ năng mềm, đặc biệt là về sáng tạo, giao tiếp và hợp tác và tư duy phản biện
- Hiểu biết về tài chính và lập kế hoạch
- Liên kết với doanh nghiệp thông qua tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp/ mạng lưới và các giải pháp thực tập trong doanh nghiệp
Sau khóa đào tạo, mỗi giáo viên được tập huấn sẽ tích hợp các nguồn tài nguyên đã được học vào kế hoạch giảng dạy của mình và truyền tải cho 100 học sinh/ trường.
2. Các câu lạc bộ Lập trình tại trường (Hoạt động tự học của học sinh)
Câu lạc bộ Lập trình mang thương hiệu Hội đồng Anh sẽ được thành lập tại mỗi trường tham gia. Câu lạc bộ sẽ do các giáo viên tham gia dự án quản lý với tư cách là người điều phối và do học sinh vận hành với vai trò là gia sư cho các học sinh khác. Những học sinh này sẽ được trao danh hiệu "Đại sứ Dự án Kỹ năng số Thế kỷ 21". Các hoạt động của Câu lạc bộ Lập trình sẽ được phát triển và có sẵn trực tuyến dưới dạng tài nguyên mở. Mỗi Câu lạc bộ Lập trình sẽ tổ chức các buổi học và thực hành các bài lập trình đơn giản sử dụng micro:bit với mục đích phát triển kỹ năng mềm và tập trung vào các chủ đề khác nhau.
3. Cuộc thi Hackathon dành cho học sinh
Đến cuối năm thí điểm, chúng tôi sẽ tổ chức cuộc thi Hackathon dành cho học sinh với sự tham gia của tất cả các trường tham gia để thể hiện cách thế giới có thể được cải thiện thông qua sự sáng tạo, tư duy thiết kế và đổi mới sáng tạo bằng cách sử dụng vi điều khiển micro:bit như một công cụ để ứng phó với những thách thức trong thế giới thực.
Giá trị cốt lõi của Cuộc thi:
- Vui vẻ: vui chơi nuôi dưỡng và phát triển rộng hơn các kỹ năng tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết tiềm năng của mình.
- Tính liên môn: thể hiện được sự kết hợp nhiều môn học với nhau, ví dụ Công nghệ có thể kết hợp với Kỹ thuật hay Nghệ thuật có thể kết hợp với Khoa học máy tính, …
- Phát triển kỹ năng: cuộc thi tạo điều kiện cho học sinh tham gia học các kỹ năng mới bao gồm kỹ năng hữu hình (ví dụ: lập trình) và kỹ năng vô hình (ví dụ: giải quyết vấn đề)
- Lợi ích xã hội: bản chất của cuộc thi là được thiết kế để tạo ra tác động tích cực cho xã hội và điều quan trọng là có thể chứng minh được giải pháp được thực hiện như thế nào và tại sao.