Hội nghị đối thoại giáo dục toàn cầu
Thứ năm ngày 16 tháng 6 năm 2016
- Ông Giles Lever, Đại sứ Vương quốc Anh. Vương quốc Anh đứng thứ 3 về số lượng các chương trình đào tạo liên kết tại Việt Nam. Diễn đàn này tập hợp các cơ quan quản lý giáo dục, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ để thảo luận về vấn đề học tập hiện tại và thường xuyên cho mọi người, xác định những xu hướng phát triển, và chia sẻ sáng kiến. Điều quan trọng là những thách thức cần phải được chia sẻ.
- Giáo sư Bùi Văn Ga, Thứ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục cần phần mở, sáng tạo, và thích ứng với một thế giới đang thay đổi. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam cần được đào tạo thêm để có thể đi làm hiệu quả. Vì vậy, mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ to lớn, giáo dục Việt Nam vẫn cần hoàn thiện hơn nữa việc thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Giáo sư Werner Hofer, Trưởng khoa Nghiên cứu, Đại học Newcastle. Cần nâng cao mối quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. Việc này cần được bổ sung bởi những mối quan hệ đối tác đa phương để vận động và chia sẻ kiến thức, chuyên môn, kỹ thuật và nguồn tài chính, nhằm hỗ trợ sự thành công của các mục tiêu phát triển bền vững ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
-
Giáo sư Tan Chin Tiong, Cố vấn Cao cấp cho Hiệu trưởng, Đại học Quản lý Singapore (SMU). Những đặc điểm của giáo dục SMU: chương trình giáo dục mở rộng (broad based curriculum); linh hoạt; lớp học quy mô nhỏ; phương pháp sư phạm tương tác; thực tập bắt buộc; cơ hội trải nghiệm quốc tế; hoạt động tự nguyện; và giáo dục đa phương tiện.
- Cô Nguyễn Hồ Thảo Nguyên, Sinh viên, Đại học RMIT Việt Nam. Chúng tôi vô cùng mong muốn có được một chương trình học cân bằng hơn, và một chương trình ngoại khóa giúp chúng tôi trải nghiệm với thế giới doanh nghiệp, lĩnh hội tri thức và kỹ năng thực dụng, định hướng vào không gian công việc trong khi đào sâu kiến thức và lý thuyết.
- Giáo sư John Senior, Phó Hiệu trưởng, Nghiên cứu và Doanh nghiệp, Đại học Hertfordshire. Cái mà người sử dụng lao động tìm kiếm, và cái mà chúng tôi cũng yêu cầu ở sinh viên tốt nghiệp là: tính chuyên nghiệp, khả năng làm việc, kỹ năng học hỏi và nghiên cứu; trí tuệ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và khả năng thích ứng; biết tôn trọng người khác; có trách nhiệm xã hội và nhận thức toàn cầu.
- Tiến sĩ Nhài Nguyễn, Giảng viên, Đại học RMIT Việt Nam. Các trường đại học ở Châu Á Thái Bình Dương đang chuyển đổi từ mô hình ‘tháp ngà’ sang mô hình lấy cộng đồng làm trung tâm. Mô hình này làm chuyển đổi sự tham gia của cộng đồng từ vị trí bên lề sang vị trí trung tâm của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và dịch vụ của trường đại học
- Tiến sĩ Trần Vũ Bình, Trưởng khoa, Khoa Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Hoa Sen. Những câu chuyện thành công của Đại học Hoa Sen: chương trình liên ngành để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội; cung cấp chương trình đào tạo trong quá trình làm việc cho sinh viên. Trong những năm gần đây, mối hợp tác với doanh nghiệp được chuyển đổi từ mô hình thực tập sang mô hình hội nhập ba bên.
- Giáo sư Iwan Davies, Phó Hiệu trưởng cấp cao, Đại học Swansea. Doanh nghiệp hóa trường đại học cần phải đảm bảo rằng ‘học thuật’ không được thay thế bằng ‘kinh doanh’.
- Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng, Đại học FPT. ‘Technopolis’ được chấp nhận rộng rãi như một cơ cấu có thể ‘điều hòa’ mối quan hệ ba bên: trường đại học – doanh nghiệp dựa trên tri thức– đội ngũ nhân sự trình độ cao. Mô hình Technopolis mang lại một nền tảng lý tưởng giúp thúc đẩy sự chuyển đổi của tri thức bậc cao từ những ‘tháp ngà’ (tức là trường đại học) sang doanh nghiệp. Một lợi thế khác đã được xác nhận của mô hình này là tính hiệu quả trong việc hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp và ươm mầm ý tưởng.
- Tiến sĩ Mark A. Bacon, Giám đốc Kết nối và Hợp tác, Đại học Keele. Đại học Keele sử dụng Công viên Khoa học như một cơ sở then chốt để thu hút đầu tư từ quốc tế và sử dụng cơ sở trường để thao diễn kỹ thuật. Việc này đã giúp cho việc học được nhiều trải nghiệm hơn, giảng viên có nhiều vai trò mới hơn và khả năng sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo được phát triển hơn.
- Giáo sư Helen Griffiths, Phó Hiệu trưởng, Đại học Aston. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển những triển vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cá mọi người – tham gia rộng rãi để đại được lợi ích lớn hơn. Sự chuyển động, sự tham gia và những sáng kiến được chia sẻ sẽ mang tính hiệu quả cao cho các tổ chức được điều hành bởi những nhà lãnh đạo then chốt và được đưa vào chiến lược của tổ chức. Giáo dục đại học dẫn đầu trong khoa học, kỹ thuật và sáng tạo: phát triển và nuôi dưỡng tài năng, tri thức và khám phá mới; tham gia vào ngành sáng tạo năng động; nâng cao ảnh hưởng của nghiên cứu và giáo dục.
- Giáo sư Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng, Đại học Ngoại thương. Bài học của Đại học Ngoại thương là tin vào nỗ lực và sáng kiến của cá nhân, chú trọng cách tiếp cận từ dưới lên, nhằm vào những kết quả cụ thể, đo lường được, và có ý nghĩa toàn diện; và coi quá trình làm việc cùng nhau là quá trình xây dựng năng lực cho cả hai bên.
- Ông Indronil Sengupta, Tổng Giám đốc, Tata Sons Limited Việt Nam. Bản chất của hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học đang thay đổi từ mô hình được tài trợ sang mô hình cùng góp vốn hoặc hỗ trợ phát triển, từ những hợp tác chung chung cho đến những hợp tác dựa trên các dự án hoặc vấn đề cụ thể, từ mối hợp tác với một hoặc hai tổ chức đến mối hợp tác đa phương để có thể thích ứng với nhu cầu đang thay đổi và vì vậy thay đổi luôn quan điểm: những tổ chức cụ thể sẽ có những khả năng cụ thể, doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu để sáng tạo, doanh nghiệp cần xác định tổ chức phù hợp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, để khuyến khích một cá nhân hoặc một nhóm để giải quyết vấn đề.
- Tiến sĩ Ly Phạm, Viện Giáo dục Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Nguyễn Tất Thành. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hà Lan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng với 8 trường đại học thiết kế lại chương trình học bằng việc khảo sát những nhu cầu đa dạng của thế giới việc làm, và đưa vào chương trình học. Việc này buộc phải có sự thống nhất của các phương pháp giảng dạy, điều chỉnh các khóa học, gộp các ngành học lại và nghiêm túc thay đổi cách học tập trung vào thực tế. Những chương trình này được xem là có tính thực tế cao, và khác hẳn với những chương trình ‘bình thường’ về khía cạnh mang lại cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
- Tiến sĩ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng, Đại học Cần Thơ. Mô hình hợp tác trường đại học và doanh nghiệp của Đại học Cần Thơ là xây dựng phong nghiên cứu của doanh nghiệp bên trong trường đại học để nâng cao năng lực cho các nhà nghiên cứu. Trường hướng đến tăng cường đầu tư vào thiết bị nghiên cứu, đào tạo thực tế cho sinh viên và đẩy mạnh dịch vụ cho cộng đồng. Một điểm chú trọng khác là đảm bảo chất lượng. Chiến lược đảm bảo chất lượng của Đại học Cần Thơ ở cấp trường thì dựa vào quy chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo và của Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN), ở cấp chương trình thì dựa vào quy chuẩn AUN và ABET. Đại học Cần Thơ đặc biệt đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ đảm bảo chất lượng vững mạnh có năng lực, và thường xuyên thực hiện đánh giá trong để đảm bảo chất lượng luôn phát triển.
- Ông Nguyễn Bá Quỳnh, Giám đốc phụ trách khối hành chính công, Microsoft Việt Nam. Chúng tôi sẽ trao quyền cho sinh viên và các nhà giáo dục để họ sáng tạo và chia sẻ bằng những cách hoàn toàn mới, để họ giảng dạy và học tập qua việc khám phá, tự điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân để họ có thể thiết kế, sáng tạo và xây dựng nên những kỹ thuật vượt bậc.
- Phó Giáo sư Phạm Quang Hưng, Cục trưởng, Cục đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính phủ có nhiều chương trình nhằm thúc đẩy quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam: chương trình học bổng của chính phủ, chương trình liên kết đào tạo, và những chương trình trao đổi sinh viên. Vương quốc Anh là một đối tác quan trọng của Việt Nam, và vẫn còn có nhiều cơ hội để cùng hợp tác.
- Cô Hoàng Vân Anh, Giám đốc chương trình Giáo dục, Hội đồng Anh. Hội đồng Anh có một số sáng kiến quan trọng trong xây dựng hợp tác cho giáo dục đại học: Đối thoại chính sách, Trung tâm nghiên cứu, Quỹ Hợp tác Giáo dục Đại học, Quỹ Newton… với tổng số ngân sách lên đến hai triệu bảng Anh trong các năm vừa qua. Chúng tôi cần sự tham gia và cam kết mạnh mẽ hơn từ các doanh nghiệp. Mạng lưới đối tác Vương quốc Anh – Việt Nam là một đề xuất để hỗ trợ cho hợp tác giáo dục đại học cho hai quốc gia.