Thợ thủ công làm việc bên khung dệt truyền thống tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai 

1. Thông tin chung

Di sản Văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều là một chương trình nghiên cứu hành động do Hội đồng Anh thực hiện, nhằm sử dụng các di sản văn hóa để đem đến lợi ích cho mọi đối tượng trong xã hội. Từ năm 2018, thông qua các hoạt động thí điểm ở Columbia, Kenya và Viêt Nam, chương trình khám phá Di sản Văn hóa hướng đến sự phát triển đồng đều như là một khái niệm toàn cầu với các giải pháp tại địa phương. Các hoạt động do cộng đồng và cá nhân đề xuất và thực hiện, được  tư vấn bởi các đối tác địa phương, từ đó hỗ trợ cộng đồng địa phương quảng bá các giá trị di sản và văn hóa của họ, hướng tới tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội. 

Phiên bản Việt Nam của chương trình là dự án Di sản Kết nối – làm việc với các di sản nhạc và phim, đặc biệt là các giá trị ít được biết đến hoặc có nguy cơ mai một. Di sản Kết nối sử dụng các hướng tiếp cận sáng tạo nhằm giúp các cộng đồng khác nhau đóng góp và hưởng lợi từ sự bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, qua đó đem lại sự phát triển bền vững và rộng khắp trong các ngành di sản. Dự án gồm hai hợp phần chính liên quan chặt chẽ: Di sản Cộng đồng, và FAMLAB (Phim, nhạc và lưu trữ). Các hoạt động của Hợp phần Một tập trung vào các nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại các cộng đồng địa phương, trong khi đó Hợp phần Hai hướng đến cộng đồng sáng tạo nói chung – đặc biệt là nghệ sĩ và khán giả - nhằm giúp khởi phát các dự án đương đại tương tác với các giá trị truyền thống.

Hợp phần Di sản văn hóa cộng đồng tập trung vào việc nâng cao năng lực và tao ra các cơ hội cho các thành viên tại các cộng đồng mục tiêu có thể lên kế hoạch và triển khai các hoạt động bảo vệ và quảng bá di sản của họ, bao gồm cả du lịch di sản. Từ năm 2018 đến 2021, với trọng tâm là âm nhạc truyền thống Việt Nam, các hoạt động đã được thực hiện tại bốn địa điểm: Gia Lai, Kom Tum (làm việc với âm nhạc cồng chiêng của người Bahnar), Ninh Thuận (âm nhạc nghi lễ Chăm), và thành phố Hồ Chí Minh (cải lương). Những hoạt động này hướng tới việc đảm bảo cộng đồng – những người sở hữu di sản được hưởng lợi từ những nỗ lực, một cách có chiều sâu và dựa vào cộng đồng, trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của họ. Từ năm 2021 đến 2023, sáng kiến Thử thách Di sản văn hóa cộng đồng đã tạo điều kiện cho các cộng đồng địa phương đưa ra ý tưởng và nhận được hỗ trợ để xây dựng và thực hiện các hoạt động hướng tới bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa của họ. Với các hoạt động được đề xuất từ địa phương và triển khai tại địa phương, đây là cơ hội để các cộng đồng áp dụng các kỹ năng mà họ đã được đào tạo trong các năm trước đó vào hoạt động thực tiễn.

2. Phạm vi công việc

Từ cách tiếp cận dự án do cộng đồng và các cá nhân làm chủ của Di sản Kết nối, một hội thảo chuyên đề và triển lãm về Di sản Sống và Phát triển Bền vững sẽ được tổ chức nhằm thảo luận về những cách thức mà sự tham gia của cộng đồng có thể đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bền vững của di sản văn hóa phi vật thể (hoặc di sản sống) ở Việt Nam. Triển lãm trưng bày Di sản Sống & Phát triển Bền vững dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 28 tháng 11 năm 2023 đến ngày 05 tháng 12 năm 2023 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị chuyên đề về Di sản Sống & Phát triển Bền vững. Các hoạt động được đề xuất bao gồm như sau: 

  • Khai mạc triển lãm: cùng ngày với Hội thảo chuyên đề, dự kiến kéo dài trong 1 tuần, bao gồm các thiết kế tương tác. Mục tiêu 2000 người/ tuần
  • Workshop 1: Không gian Văn hóa Cồng chiêng và Công tác bảo tồn – từ góc nhìn cộng đồng. Mục tiêu  50 người/ workshop
  • Workshop 2: Gốm truyền thống Bàu Trúc and những câu chuyện/sáng kiến của cộng đồng. Mục tiêu : 50 người/ workshop

Hội đồng Anh đang tìm kiếm một giám tuyển để tổng hợp các tư liệu bao gồm nội dung và câu chuyện từ Di sản Kết nối, hỗ trợ lên kế hoạch trưng bày và đưa ra các phương án tốt nhất về việc sử dụng các tư liệu từ dự án.. Mục tiêu của Triển lãm là (1) giới thiệu những thành tựu và bài học từ chương trình Di sản Kết nối/ Di sản Văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều 2018 – 2023, (2) tạo cơ hội cho các thành viên cộng đồng đã tham gia vào Hợp phần Di sản văn hóa cộng đồng thuộc dự án Di sản Kết nối có thể chia sẻ và giới thiệu thông tin về cá nhân cũng như cộng đồng của mình (3) kết nối các sáng kiến, thành viên cộng đồng với các bên liên quan và công chúng nói chung (4) theo dõi và đánh giá kết quả của triển lãm bao gồm cả việc thu thập các câu chuyện từ nhóm khan giả của triển lãm.

Phạm vi công việc của Giám tuyển bao gồm

  • Đánh giá các tài liệu của dự án, bao gồm ảnh, video, báo cáo, phỏng vấn, câu chuyện và Bộ sưu tập Di sản Kỹ thuật số để đưa bộ sưu tập những chất liệu này vào Triển lãm. Người giám tuyển sẽ được cấp quyền truy cập với tất cả các tài liệu
  • Liên hệ với các thành viên cộng đồng và/hoặc các nghệ sĩ khác, những người thực hành sáng tạo và các chuyên gia văn hóa đã tham gia vào Hợp phần Di sản văn hóa cộng đồng thuộc Di sản Kết nối để thu thập hoặc tái dựng các hiện vật, câu chuyện, chất liệu ghi âm và ghi hình cho buổi triển lãm và đảm bảo rằng các câu chuyện này sẽ được thể hiện theo cách thức phù hợp nhất. Xin lưu ý rằng một số tài liệu sẽ cần được tái tạo lại với sự tư vấn của thành viên cộng đồng. 
  • Làm việc với các đối tác cung cấp địa điểm (do giám tuyển và Ban dự án Hội đồng Anh tuyển chọn) trong việc lập kế hoạch và tổ chức Triển lãm. Cần đảm bảo rằng tất cả yếu tố chính cấu thành nên triển lãm sẽ do sự đóng góp và được quản lý bởi các thành viên cộng đồng. 
  • Làm việc với Hội đồng Anh và nhóm Sản xuất trong việc lập kế hoạch và sản xuất các tài liệu truyền thông cũng như tư liệu đánh giá bao gồm tờ rơi, standee, brochure, stickers, video, phỏng vấn, v.v để tăng độ nhận diện của buổi Triển lãm cũng như đánh giá được tác động của triển lãm. 
  • Đề xuất những cách sáng tạo mới để vận dụng tối đa tư liệu và các câu chuyện đã được phát triển trong khuôn khổ dự án Di sản Kết nối cũng như từ triển lãm. 

Giám tuyển cần đáp ứng các yêu cầu sau

  • Có kiến thức chuyên môn trong linh vực di sản, đặc biệt là các di sản của Việt Nam: âm nhạc cồng chiêng của người Bahnar, âm nhạc nghi lễ Chăm và sân khấu cải lương. 
  • Có kinh nghiệm làm việc với các thành viên cộng đồng và về kể chuyện trên khắp Việt Nam, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số ở Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh
  • Có kinh nghiệm làm việc với các chương trình hoạt động tương trong đó có những nguyên tắc và kết quả tương tự của Di sản Kết nối 
  • Có thành tích, giải thưởng thể hiện kinh nghiệm dày dặn trong việc quản lý, dàn dựng các buổi triển lãm đa phương tiện tại Việt Nam và làm việc với các đơn vị sản xuất. 
  • (Các) bằng cấp về giám tuyển nghệ thuật/văn hóa, dân tộc học, di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng hoặc các lĩnh vực tương tự.

3. Thời gian 

Hoạt động  Thời gian 
Thông tin mời nộp hồ sơ được công bố 30 tháng 8 2023
Hạn chót Hội đồng Anh phản hồi các yêu cầu giải đáp của ứng viên 8 tháng 9 2023
Hạn cuối nộp hồ sơ  11 tháng 9 2023
Thông báo kết quả 18 tháng 9 2023
Ký hợp đồng  18 tháng 9 2023
Kết thúc hợp đồng 31 tháng 1 2024

Khung thời gian sau đây cũng sẽ được thảo luận với ứng viên được chọn, tuy nhiên chúng tôi mong muốn hoàn thành dự án này trước ngày 31 tháng 1 năm 2024. Vui lòng lưu ý rằng những mốc thời gian này có thể thay đổi dựa trên kế hoạch của hội thảo chuyên đề. 

Hoạt động Thời gian
Làm việc với Giám tuyển và ký hợp đồng 18 tháng 9 2023
Thiết kế/ dàn dựng Triển lãm – dự thảo 10 tháng 10 2023
hiết kế/ dàn dựng Triển lãm – đóng góp từ cộng đồng  20 tháng 10 2023
Thiết kế/ dàn dựng Triển lãm – hoàn thiện 27 tháng 10 2023
Thiết kế/ dàn dựng Triển lãm – phê duyệt giấy phép 17 tháng 11 2023
Phát triển/ tái dựng chất liệu triển lãm 24 tháng 11 2023
Thiết lập, dàn dựng Triển lãm 25 và 26 tháng 11 2023
Triển lãm từ 28 tháng 11 2023
Hội thảo Workshops từ 28 tháng 11 2023

4. Thù lao

Giám tuyển sẽ nhận được:

  • Chi phí chuyên môn, với mức thù lao theo ngày dựa trên kinh nghiệm và bằng cấp, bao gồm tất cả các loại thuế hiện hành. Đề xuất của bạn nên nêu rõ phí chuyên môn với lịch trình làm việc tương ứng cho toàn bộ phần việc này. (thù lao hàng hàng x số người x số ngày làm việc). Vui lòng không bao gồm các chi phí như chi phí thuê địa điểm, chi phí sản xuất (như in ấn, v.v).  
  • Định mức chi phí của Liên Hợp Quốc cho các dự án phát triên tại Việt Nam sẽ được áp dụng
  • Thù lao sẽ được trao đổi và thống nhất với ứng viên trong buổi phỏng vấn. 

5. Hiệu lực của báo giá

 Báo giá cần có hiệu lực tối thiểu ba mươi ngày kể từ khi được gửi tới Hội đồng Anh với mục đích phản hồi cho lời mời nộp hồ sơ này.

6. Thanh toán

Tùy thuộc vào việc đánh giá kết quả sản phẩm của người cung cấp dịch vụ, phí chuyên môn sẽ được Hội đồng Anh thanh toán cho Bên nhận bằng chuyển khoản BACS theo tiến độ thanh toán đã thống nhất, tùy thuộc vào sự tuân thủ của Bên nhận với các điều khoản trong hợp đồng.

7. Hướng dẫn gửi hồ sơ 

Vui lòng gửi hồ sơ tới vnarts@britishcouncil.org.vn trước 23.59 (giờ Việt Nam), ngày 11 tháng 9 năm 2023,  bao gồm:  

  • Thư bày tỏ nguyện vọng thể hiện vì sao bạn phù hợp với công việc này 
  • Kế hoạch đề xuất
  • Portfolio của các triển lãm đã thực hiện trước đây
  • Báo giá tổng chi phí

8. Yêu cầu giải đáp

Vui lòng gửi các yêu cầu giải đáp thắc mắc (nếu có) tới vnarts@britishcouncil.org.vn trước ngày 08 tháng 9 năm 2023.

9. Tiêu chí lựa chọn

Tiêu chí Đánh giá Thang điểm
Kiến thức chuyên môn trong linh vực di sản 25% 25 điểm
Kinh nghiệm làm việc với các thành viên cộng đồng và về kể chuyện 25% 25 điểm 
Kinh nghiệm dày dặn trong việc quản lý, dàn dựng các buổi triển lãm đa phương tiện tại Việt Nam và làm việc với các bên sản xuất 35% 35 điểm
Các) bằng cấp về giám tuyển nghệ thuật/văn hóa, dân tộc học, di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng hoặc các lĩnh vực tương tự 15% 15 điểm
Tổng

100%

100 điểm

Khi gửi thư mời nộp hồ sơ này, Hội đồng Anh không nhất định (dưới bất kỳ hình thức nào) phải lựa chọn và ký hợp đồng hay thỏa thuận với bạn hay các ứng viên tiềm năng khác.