Hình ảnh từ The Dance WE Made, một trong những dự án CTC 2021 ©

Sen Immersive

Kết nối thông qua Văn hóa (CTC) là một chương trình tài trợ được thực hiện bởi Hội đồng Anh tại Vương quốc Anh và Đông Nam Á trong vòng 16 năm qua, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua văn hóa – nghệ thuật.

Phiên bản Đông Nam Á của chương trình Kết nối thông qua Văn hóa đã khởi động thành công vào tháng Tám 2019, với mục tiêu chính là hỗ trợ các dự án hợp tác, trao đổi và kết nối mới giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á,  hướng tới hỗ trợ các kết nối, trao đổi và hợp tác giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các nghệ sĩ, chuyên gia văn hóa, những người hoạt động sáng tạo và các tổ chức, nhóm, không gian, mạng lưới văn hóa – nghệ thuật. Với tình hình di chuyển quốc tế năm 2021 còn nhiều hạn chế và bất ổn, khoản tài trợ của CTC sẽ được sử dụng để phát triển các mối quan hệ mới và củng cố các mối quan hệ hiện tại giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á thông qua phương tiện trực tuyến/kỹ thuật số.

Những dự án nhận tài trợ từ Vương quốc Anh và các nước Đông Á sẽ có cơ hội trao đổi ý tưởng cũng như chia sẻ về lịch sử và văn hóa. Ngoài ra chương trình cũng sẽ cung cấp các hỗ trợ, thông tin, tư vấn và các cơ hội kết nối cho các nghệ sĩ. 

Các nghệ sĩ/ nhóm nghệ sĩ nhận tài trợ năm 2019

Vào tháng Tám năm 2019, chương trình Kết nối thông qua Văn hóa đã được triển khai tại Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Việt Nam và Philippines, và tạo điều kiện cho các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác giữa các quốc gia này và Vương quốc Anh.

Tại Việt Nam, chúng tôi đã cung cấp các khoản tài trợ cho bốn nghệ sĩ/nhóm nghệ sĩ cho các hoạt động trao đổi giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Một số nghệ sĩ nhận tài trợ đã chuyển dự án của họ sang hình thức trực tuyến do các hạn chế liên quan đến việc đi lại trong tình hình dịch Covid-19.

Mắt Trần Ensemble (VN)  Với sự hỗ trợ của CTC 2019, ba thành viên của Mắt Trần Ensemble đã có cơ hội đến Vương quốc Anh, nơi nhóm trải nghiệm hoạt động nghệ thuật của các tổ chức như lớp học và tham gia vào các buổi diễn tập tại các Học viện.
Adam Joe Ryan (Anh)  Với khoản tài trợ  từ CTC 2019, Adam đã đến Việt Nam để tham gia và phát biểu trong một hội thảo về sản xuất lễ hội âm nhạc của Lễ hội Âm nhạc Gió mùa và tham dự lễ hội từ ngày 28 tháng 10 năm 2019 đến ngày 4 tháng 11 năm 2019.
Nguyễn Anh Tuấn (VN) Với khoản tài trợ của CTC 2019, Nguyễn Anh Tuấn đã thành lập Kho lưu trữ nghệ thuật Việt Nam trực tuyến với sự cộng tác và hỗ trợ từ các nhà nghiên cứu nghệ thuật và chuyên gia bảo tàng của Vương quốc Anh.
Nguyễn Duy Thành (VN) Bộ đôi nghệ sĩ 'good cop bad cop' đến từ Vương quốc Anh đã cùng bốn nghệ sĩ ở các vùng khác của Wales thực hiện các đoạn video ngắn về cuộc sống của họ và những nơi họ sống, để Duy Thành có được những hình dung và cảm nhận về xứ Wales. Đáp lại, Thành cũng đã làm một video ngắn về cuộc sống của mình ở Hà Nội để chia sẻ.

Các dự án nhận tài trợ năm 2020

Với những hạn chế về việc đi lại, các khoản tài trợ của CTC 2020 hướng tới phát triển và gắn kết các mối quan hệ mới và hiện có giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á, thông qua việc hỗ trợ kinh phí cho các buổi trò chuyện và giao lưu hợp tác trực tuyến. 

Tại Việt Nam, chúng tôi đã tài trợ cho bốn dự án trực tuyến, mỗi dự án bao gồm các đối tác từ Việt Nam và Vương quốc Anh.

Người nhận tài trợ  Dự án
Harry Maberly (Anh) x Hồ Nguyễn Hải Đăng (Dan Ni) (VN) GAP | GẶP: Một bộ phim chuyển động trực tuyến khám phá sự kết nối, khoảng cách, và vai trò của sự thân mật qua nền tảng kỹ thuật số trong văn hóa queer đương đại ở và Việt Nam và Vương quốc Anh.
Heather Lander (Anh) x Linh Hà (VN) Tác phẩm nghệ thuật âm thanh – thị giác và giao lưu trực tuyến
Van Huynh Company: Dam Van Huynh (Anh) x MORUA: Ngô Thanh Phương (VN) Giao lưu văn hóa trực tuyến và trình diễn múa đương đại
Sally Lai (Anh) x Richard Streitmatter-Tran (VN) Nền tảng trực tuyến dành cho các nghệ sĩ nghiên cứu về vai trò của nghệ sĩ studio, và nguồn tư liệu giám tuyển trực tuyến

Các dự án nhận tài trợ năm 2021

Với tình hình di chuyển quốc tế năm 2021 còn nhiều hạn chế và bất ổn, khoản tài trợ của CTC sẽ được sử dụng để phát triển các mối quan hệ mới và thắt chặt hơn các mối quan hệ sẵn có giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á thông qua phương tiện trực tuyến/kỹ thuật số.

Trong năm 2021 (vòng 4), chúng tôi đã thêm một hạng mục - hỗ trợ các bên đã nhận tài trợ CTC Vương quốc Anh – Đông Nam Á tiếp tục hợp tác trực tuyến/kỹ thuật số trên nền tảng các dự án đã được tài trợ. Khoản tài trợ có thể dành cho hoạt động tiếp nối, tổng kết thảo luận hoặc khám phá các ý tưởng hợp tác mới.

Người nhận tài trợ Dự án
Esther Swift (Anh) x Linh Hà (VN) – Dự án đã nhận tài trợ trong năm 2020 CHẠM: Dự án âm nhạc 
Alexandra Büchler (Anh) x Nhã Thuyên (VN) Ù Ơ: Kết nối và trao đổi thơ giữa các nữ nhà thơ và nghệ sĩ nữ của Việt Nam và xứ Wales
Lola Lely (Anh) x Thảo Vũ (VN) Chế tác xuyên biên giới - Crafting without borders: Trao đổi nghệ thuật giữa các nền văn hóa thông qua hội thảo trực tuyến giữa các nữ nghệ nhân dệt người H'mông Xanh ở Việt Nam và các nữ nghệ nhân tại WAX Atelier Co-Op ở London
Caroline Sharp (Anh) x Trang Trịnh (VN) Bài ca buổi sáng - A Morning Song: một dự án hợp tác về giáo dục và âm nhạc xuyên văn hóa dựa trên tác phẩm Chasson de Martin của Elgar
Asia Art Activism (Anh) x Nguyễn Quốc Thành (VN) Cruising beyond the cloud computing, xuyên không across the sky (thực ra là light speed under the sea): Activities queerness, local and intercultural queerstories, transnational exchange of knowledge and practices
Casson & Friends (Anh) x Linh Luyện (VN) Vũ điệu chúng ta cùng sáng tác - The Dance WE Made: Hướng dẫn 4 vũ công Việt Nam (2 người khuyết tật và 2 người không khuyết tật) và tổ chức các buổi biểu diễn tại không gian công cộng ở Hà Nội
Victoria Elizabeth Roe (Anh) x Lê Quỳnh Châu (VN) Dệt nên một thế giới tốt đẹp hơn - Weaving a Better World: Thủ công cho thời trang bền vững dựa trên thiết kế của phụ nữ Tà Ôi - hội thảo, sách hướng dẫn và trao đổi
Dylan Jones (UK) x Đà Nẵng Tui (VN) Lênh Đênh - Journey on the Waves of Time: Các hoạt động dành cho các nghệ nhân, thợ thủ công và ngư dân ở Việt Nam dựa trên cách sử dụng thuyền thúng trong hiện tại và quá khứ ở Việt Nam và ở Vương quốc Anh

Xem thêm