Hội thảo 'Nghiên cứu và chuyển giao tri thức tại Việt Nam: Thiết kế một khung đánh giá nghiên cứu xuất sắc' được tổ chức ngày 26–27 tháng Hai năm 2024 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa năm trường đại học gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, Đại học Portsmouth và Đại học Bournemouth, với sự tài trợ và đồng hành của Hội đồng Anh.
Dự án đưa ra những đề xuất thiết kế ban đầu về khung đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam với sự tham vấn của các chuyên gia để các Bộ/ Ban/ Ngành liên quan xem xét và tiếp tục triển khai và phát triển trong tương lai. Thông qua việc phát triển khung đánh giá chất lượng các nghiên cứu khoa học (REV), dự án sẽ giúp hỗ trợ các trường đại học Việt Nam đạt được thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và chuyển giao kiến thức theo khuôn khổ, định vị Việt Nam là quốc gia chủ chốt toàn cầu trong bối cảnh giáo dục đại học. Trong quá trình phát triển REV, dự án đã tiếp thu kiến thức và rút ra kinh nghiệm thực tiễn từ khung đánh giá của Vương quốc Anh (REF), đồng thời cũng đã xem xét các cơ chế đánh giá nghiên cứu khác ở Châu Âu, Úc, Hồng Kông và các nước Đông Nam Á khác.
Hội thảo sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố căn bản trong đánh giá chất lượng đầu ra nghiên cứu; đồng thời, trình bày một khung đánh giá chất lượng các nghiên cứu khoa học dành cho Việt Nam.
1. Hội thảo: Đánh giá kết quả nghiên cứu dựa trên bình duyệt và các chỉ số
Thời gian: từ 14.00 – 16.30 ngày 26 tháng Hai năm 2024.
Địa điểm: Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Mục tiêu:
- đánh giá kết quả (đầu ra) nghiên cứu trong các lĩnh vực học thuật khác nhau.
- xem xét cách thức đánh giá kết quả nghiên cứu dựa trên tính độc đáo, ý nghĩa của nghiên cứu với cộng đồng và tính chặt chẽ thông qua các ví dụ thực tế.
- phương pháp đánh giá sản phẩm nghiên cứu dựa trên bình duyệt (peer review) và các hệ chỉ số đánh giá (metrics).
Đối tượng: Đại diện các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tham gia vào bài nghiên cứu này. Hội thảo sẽ giới hạn 40 người tham dự.
2. Hội thảo chính: Khung đánh giá nghiên cứu xuất sắc cho Việt Nam (REV)
Thời gian: từ 14.00 – 17.30 ngày 27 tháng Hai năm 2024.
Địa điểm: Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Mục tiêu:
- Trình bày khuôn khổ đánh giá nghiên cứu REV được phát triển bởi các chuyên gia của dự án.
- Thảo luận về lợi ích và tác động tiềm năng của REV đối với các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
- Thảo luận về các chiến lược và các khuyến nghị nhằm thúc đẩy triển khai REV tại Việt Nam.
- Xem xét cách hợp tác quốc tế có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu, ảnh hưởng của nghiên cứu và môi trường nghiên cứu tại Việt Nam.
Đối tượng: Đại diện các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam và các bên tham gia vào bài nghiên cứu này.
Chương trình dự kiến:
Thời gian | Chương trình | Người trình bày |
14.00–14.30 | Đón tiếp đại biểu | |
Phần 1: Điều phối: TS Bùi Thị Ngọc Thủy – Đại học Bách Khoa Hà Nội | ||
14.30–14.45 |
Phát biểu khai mạc:
|
|
14.45–15.05 | Trình bày về Khuôn khổ đánh giá nghiên cứu REV | GS Raymond Lee – Đại học Portsmouth |
15.05–15.35 | Các bài thuyết trình của các thành viên hội đồng đánh giá nghiên cứu Vương quốc Anh |
GS Bruce Brown – Đại học Staffordshire GS Nachiappan Chockalingam – Đại học Staffordshire |
15.35–15.50 | Theo dõi, phân tích và trực quan hóa nghiên cứu | Đại diện tạp chí Elsevier |
15.50–16.00 | Giải lao | |
16.00–16.30 | Thảo luận về lợi ích và ảnh hưởng của REV | Điều phối: PGS Nguyễn Thị Hoài Nga – Trường Đại học Mỏ – Địa chất |
Phần 2: Điều phối: Ông Alastair Morrison - Đại học Bournemouth | ||
16.30–17.00 | Thảo luận về tác động của hợp tác quốc tế đến nâng cao chất lượng nghiên cứu của Việt Nam | Điều phối: PGS Phạm Văn Tuấn, TS Phạm Xuân Thảo, TS Bùi Đình Tiền hoặc TS Trịnh Ngọc Nam |
17.00–17.20 | Trình bày phần thảo luận | |
17.20–17.30 |
Bế mạc Hội thảo:
|