Lời khuyên của Ban giám khảo

Ban Giám khảo tìm kiếm những thí sinh có có bài thuyết trình xuất sắc về nội dung, rõ ràng và có sức thu hút.

nội dung

Nội dung bài thuyết trình phải có tính chính xác về khoa học. Nếu chủ đề được trình bày có tính tranh cãi hoặc chưa rõ ràng, bài thuyết trình có thể sẽ nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Chủ để khoa học được trình bày nên được chọn lựa kỹ lưỡng để phù hợp với đối tượng khán giả.  

Tính rõ ràng

Tính rõ ràng trong bài thuyết trình rất quan trọng đối với việc truyền thông khoa học một cách hiệu quả. Cấu trúc của bài thuyết trình phải làm cho khán giả và Ban Giáo khảo dễ dàng theo được và hiểu được nội dung khoa học mà thí sinh muốn truyền tải.

Sức thu hút

Khán giả và Ban Giám khảo phải được truyền cảm hứng về khoa học. Người chiến thắng sẽ là một diễn giả có sức hút, biến vấn đề khoa học trở nên dễ nghe, thú vị và hấp dẫn. Đó không chỉ đơn giản là giao tiếp với khán giả mà còn là truyền cảm hứng cho khán giả. 

10 bí quyết bật mí từ Ban Giám khảo

  1. Suy nghĩ xuyên suốt từ đầu đến cuối - Thu hút chúng tôi ngay từ đầu và đưa ra một cái kết thỏa mãn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy chúng tôi vừa trải qua một chuyến hành trình trọn vẹn. Cũng hay nêu đưa đoạn đầu trở lại đôi chỗ trong bài thuyết trình, tuy nhiên đấy không phải là cách kết thúc).
  2. Đừng cố sao chép phong cách của người khác - Hãy thể hiện theo đúng phong cách của mình.
  3. Chắc chắn rằng nội dung chứa đựng đủ vấn đề khoa học cần truyển tải - Chúng tôi có thể hiểu được hết nội dung của bạn trình bày trong vngf 3 phút nếu bạn thể hiện tốt.
  4. Hãy thể hiện cho chúng tôi biết bạn rất  hứng thú về nội dung đó - Sự nhiệt huyết của bạn sẽ giúp bạn tỏa sáng.
  5. Hãy thoát ra khỏi cách trình bày kiểu PowerPoint - In tài liệu trình bày ra hay thậm chí tệ hơn là ép plasstic tài liệu trình bày và dùng để diễn thuyết khiến bạn giật lùi từ hình tượng 3D thành 2D 
  6. Nhập tâm – Ghi nhận những gì đang diễn ra tại cuộc thi (kể cả những điều không hay) để luôn giữ cho bản thân mình đang ở trong cuộc – và thể hiện bạn đủ tự tin để thi đấu
  7. Đừng kéo dài phần giới thiệu – Chắc chắn là bạn cần tạo bối cảnh, giới thiệu bạn là ai, dẫn dắt chúng tôi đến với chủ đề của bạn, tuy nhiên, bạn cần hoàn thành những việc đó một cách nhanh chóng! Bạn vẫn chưa thực sự bắt đầu bài thuyết trình khi chưa kết thúc được phần giới thiệu. Hãy cố gắng tạo ra một phần giới thiệu ấn tượng 
  8. Biết bạn đang đi đâu – Cho dù bạn nói nhiều bao nhiêu trong bài thuyết trình của mình nhưng phải đảm bảo rằng bạn biết định hướng bài nói của mình, đi theo đúng những đầu mục nội dung để đảm bảo mình không bị lạc đề. Có thể bạn đi lòng vòng qua khoảng năm điểm nhưng điểm cuối cùng vẫn phải là điểm chốt của bài nói. Nên ấn định điều này trong đầu bạn để đảm bảo rằng cho dù bạn có lan man đến đâu thì bạn vẫn biết điểm dừng và như vậy sẽ đỡ bị lạc đề hơn.
  9. “Họ sẽ nói gì sau đó?” – Bạn nói về chủ đề gì? Bạn cần chuẩn bị trước để có thể trả lời, có thể khoảng mười từ. Những từ này có thể trả lời được các câu hỏi “Bạn có biết …?” hoặc “Hôm nay tôi đã được nghe nhiều điều thú vị …”. Hãy tạo cho mọi người thấy khoảnh khắc vàng đáng nhớ, đó là cách tốt nhất để lan truyền ý tưởng.
  10. Suy nghĩ về cách trình bày trên sân khấu – Hiệu quả của những đạo cụ có thể bị biến đổi so với những gì bạn giới thiệu về nó. Đạo cụ đó nên được mang lên, được cầm lên hay được giấu đi như thế nào? Giống như việc bạn có thể kéo dài phần kết thúc, đánh bóng cách kết thúc hay kết thúc theo cách nào đó bất ngờ. Không có gì là sai hay đúng ở đây, chỉ có điều bạn nên chọn cách phù hợp với bạn và câu chuyện của bạn nhật. Đảm bảo rằng bạn lựa chọn hướng đi đó thay vì để nó tự nhiên xảy ra.