Nhằm mục đích kết nối các nhà nghiên cứu khoa học cao cấp với các nhà nghiên cứu trẻ đến từ Vương quốc Anh và Việt Nam trong việc nghiên cứu về năng lực cho phép thực hiện các kỹ thuật chọn giống bằng chỉ thị phân tử nhằm để xác định đặc điểm hạn hán và khả năng chịu mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Viện Nghiên cứu Nông nghiệp công nghệ cao Đồng bằng sông cửu Long (HATRI), Việt Nam và Đại học Nottingham, Vương quốc Anh với sự tài trợ của Quỹ Newton hôm nay đã tổ chức Hội thảo ‘Phát triển giống lúa chống chịu trong điều kiện phi sinh học’.
Diễn ra tại khách sạn Fortuneland Hotel, Quận Ninh Kiều, Tp. CầnThơ, hội thảo ‘Phát triển giống lúa chống chịu trong điều kiện phi sinh học’ nằm trong trong khuôn khổ Chương trình Kết nối Nhà khoa học trẻ (Researcher Links Workshop) thuộc Quỹ Newton do Hội đồng Anh triển khai sẽ diễn ra trong ba ngày từ 15 -17/9 năm 2017.
Dưới sự đồng chủ trì của Giáo sư Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công nghệ Cao ĐBSCL cùng Giáo sư Zoe Wilson, Phó Hiệu trưởng trường đại học Nottingham, hội thảo lần này quy tụ 50 nhà khoa học trẻ của Việt Nam và Vương quốc Anh để cùng thảo luận về các vấn đề khoa học, công nghệ và phát triển hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học của hai nước trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến chọn giống bằng chỉ thị phân tử và lựa chọn di truyền và đặc điểm kiểm tra các gen, đồng thời phát triển năng lực cho có hiệu quả các chương trình chọn giống với hỗ trợ của chỉ thị phân tử ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cụ thể:
- Làm tăng khả năng thích nghi của hệ thống sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (MDR) để kích hoạt các sản lượng cây trồng cao,
- Cung cấp cho nông dân và các cơ quan quản lý công nghệ về các kiến thức mới sẽ cải thiện an ninh lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển sự hợp tác để nâng cao và nhận dạng sớm cây lúa chống chịu điều kiện phi sinh học trên cây lúa ảnh hưởng bời biến đổi khí hậu thông qua tác nhân phi sinh học.
- Phát triển năng lực có hiệu quả các chương trình chọn giống thông qua công nghệ chỉ thị phân tử tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển các công nghệ mới đánh giá kiểu hình ngoài đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để xác định các đặc điểm cho chống chịu ngập mặn và hạn.
Kéo dài trong ba ngày, hội thảo ‘Phát triển giống lúa chống chịu trong điều kiện phi sinh học’ được dẫn dắt bởi các cố vấn nghiên cứu nhiều kinh nghiệm của Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ giúp định hướng cho các nhà nghiên cứu trẻ thảo luận chuyên môn thông qua hỗ trợ nghiên cứu về phát triển quốc tế; nâng cao năng lực nghiên cứu cho nhà khoa học trẻ và thiết lập các hợp tác nghiên cứu mới và phát triển thành công các mối hợp tác sẵn có với mục tiêu bền vững.