Thứ Năm 10 Tháng Một 2019

 

Hội thảo Phim như một di sản văn hóa 
08.30 - 17.00, 15.01.2019
Phòng chiếu 2, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội  

Dù thường không được chính thức nhìn nhận như một di sản văn hóa phi vật thể nhưng phim, video và các dạng thức hình ảnh động khác đóng vai trò như một phương tiện quan trọng của cuộc sống thường ngày, đóng góp vào các nỗ lực của chúng ta trong việc ghi lại và diễn giải lịch sử - của cộng đồng cũng như của cá nhân. Việc bảo tồn và lan tỏa các tư liệu lịch sử này phụ thuộc nhiều vào các quy trình lưu trữ, phục chế và quảng bá phim và video. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều các hoạt động và đầu tư cho các công việc này: cũng như các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế, một mối quan tâm mới cho lịch sử điện ảnh địa phương đã xuất hiện ở Việt Nam. Với nhiều người, phim như một cỗ máy thời gian, đưa đến cơ hội để nhìn lại các ký ức và quá khứ tái hiện trên màn ảnh rộng, qua đó có một cái nhìn thú vị vào tương lai.

Đóng góp vào mục tiêu chung của dự án Di sản Kết nối, chuỗi hoạt động ‘Phim như một Di sản Văn hóa’ bao gồm các hội thảo chuyên môn, các sự kiện dành cho công chúng, các buổi chiếu phim và đặc biệt là Hội thảo chuyên đề “Phim như một Di sản Văn hóa”. Được tổ chức với sự phối hợp từ Viện Phim Việt Nam, Hội thảo chuyên đề ‘Phim như một di sản văn hóa’ sẽ tập hợp các cá nhân thực hành phim từ hai khu vực nhà nước và tư nhân. Chương trình sẽ giới thiệu một báo cáo về kho lưu trữ phim của nhà nước tại Việt Nam. Báo cáo do Hội đồng Anh đặt hàng Viện Phim Việt Nam thực hiện và để từ đó sẽ có các thảo luận và trình bày về tương lai của lưu trữ, trong đó xem xét các tiềm năng hợp tác giữa các ngành khác nhau, giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế.

Với mục tiêu quảng bá giá trị văn hóa và xã hội của lưu trữ phim và các tư liệu lưu trữ, đặc biệt tạo điều kiện cho các đối thoại mới giữa các tổ chức khác nhau (các cơ quan và tổ chức nhà nước, các tổ chức độc lập, nhà làm phim, công chúng, chuyên gia và người thực hành trong các lĩnh vực nghệ thuật khác), Hội đồng Anh trân trọng kính mời các nhà báo tới tham dự Hội thảo chuyên đề “Phim như một Di sản Văn hóa” để có thể hiểu thêm về lĩnh vực lưu trữ phim, cũng như có những góc nhìn mới về tương lai của lưu trữ phim Việt Nam, thông qua các chia sẻ kinh nghiệm về các cách thức làm việc với lưu trữ phim.

Chương trình chi tiết của hội thảo

Vui lòng đăng ký tham dự trước ngày 15 tháng Một năm 2019 với: 

Lê Mai Hạnh
Quản lý Truyền thông 
Hội đồng Anh
20 Thụy Khuê
Tây Hồ
Hà Nội
Việt Nam 
T +84 (0)4 3728 6011
F +84 (0)4 3843 4962 
hanh.le@britishcouncil.org.vn

Thông tin liên hệ cho báo chí

Lê Mai Hạnh 
Quản lý Truyền thông
Hội đồng Anh
20 Thụy Khuê
Tây Hồ
Hà Nội
Việt Nam
T +84 (0)24 37281920 (máy lẻ 1957)
F +84 (0)24 38434962
hanh.le@britishcouncil.org.vn 

Trần Duy Hưng 
Quản lý Chương trình
Ban Nghệ thuật và Công nghiệp Sáng tạo
Hội đồng Anh 
20 Thụy Khuê
Hà Nội
Việt Nam
T +84 1800 1299 máy lẻ 1929
hung.tran@britishcouncil.org.vn

Thông tin thêm về Hội đồng Anh

Hội đồng Anh là tổ chức văn hóa và giáo dục quốc tế của Vương quốc Anh. Chúng tôi hợp tác với hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, tiếng Anh, giáo dục và xã hội dân sự. Trong năm ngoái, chúng tôi đã làm việc và tương tác trực tiếp với hơn 75 triệu người, đồng thời tương tác qua mạng, qua sóng phát thanh, truyền hình và ấn phẩm in với 758 triệu người. Chúng tôi có những đóng góp tích cực tại mỗi quốc gia nơi chúng tôi hoạt động và hợp tác – thay đổi cuộc sống thông qua việc kiến tạo cơ hội, xây dựng quan hệ và củng cố niềm tin. Được thành lập vào năm 1934, Hội đồng Anh là một tổ chức từ thiện hoạt động theo Hiến chương Anh và là một tổ chức công của Vương quốc Anh. Tài trợ đến từ chính phủ Anh chiếm 15 phần trăm ngân sách hoạt động của chúng tôi. www.britishcouncil.org 

Giới thiệu về Dự án Di sản Kết nối 

Di sản Kết nối là dự án trong khuôn khổ Chương trình Văn hóa và Phát triển của Hội đồng Anh tại Việt Nam, kéo dài trong hai năm, Dự án này sẽ làm việc với di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Dự án bao gồm hai hợp phần có liên kết chặt chẽ: Hoạt động văn hóa cộng đồng, và Lab Phim, Nhạc và Lưu trữ (FAMLAB – Film, Archive and Music Lab). Khởi động vào tháng 4 năm 2018, dự án nhằm kiến tạo các cơ hội mới để các cộng đồng trên khắp cả nước có thể đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa của họ, cũng như hưởng lợi từ chính quá trình đó.

Các hoạt động của dự án bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, tập huấn và nâng cao năng lực, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), cũng như các thử nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại.

Xem thêm