Để miêu tả một cơn mưa, bạn sẽ nói “rain outside” (mưa bên ngoài) hay “deluge” (trận đại hồng thủy)? Bạn sẽ nghe thấy “noise” (tiếng ồn), hay “commotion” (náo động)? Liệu sự khác biệt giữa các từ vựng này là gì và chúng có quan trọng không? Những điều dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời nhé.

1. Tầm quan trọng của từ vựng

Với sự phát triển ngày càng nhanh của con người, ngôn ngữ giao tiếp cũng bắt đầu được “kỹ thuật hoá” hơn trước đây để con người có thể sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ như việc bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các câu viết tắt hay các kí tự viết tắt sau đây trong các văn bản tiếng Anh ngày nay:

- what you doin? (what are you doing? - bạn đang làm gì)

- get outta here! (Get out of here! - Hãy ra khỏi đây).

- LOL (Laugh Out Loud - cười to)

- BTW (By The Way - nhân tiện)

Đặc biệt giới trẻ, các em học sinh THCS hay THPT là đại bộ phận sử dụng những từ vựng viết tắt này.

Theo một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, kỹ năng từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng đọc hiểu, viết và truyền đạt ý tưởng chính xác. Vốn từ vựng tiếng Anh của một đứa trẻ 5 tuổi phản ánh những gì chúng đã học ở nhà, từ cách ba mẹ chúng nói chuyện, đọc sách cho đến những chương trình truyền hình hoặc phim ảnh chúng được xem. Cũng chính vốn từ vựng của đứa trẻ đó ở tuổi lên 10 sẽ mở rộng theo cấp số nhân, tiếp thu các từ vựng và sắc thái từ trường học, công nghệ và bạn bè cùng trang lứa. Và đến năm 15 tuổi, mạng xã hội cũng sẽ đóng một vai trò nào đó.

Người nào có vốn từ vựng lớn hơn sẽ giao tiếp thành công hơn và thể hiện bản thân hiệu quả hơn. Sức mạnh từ vựng có thể được liên kết trực tiếp với sự thành công trong việc đọc hiểu và phát triển ngôn ngữ, do đó nó cũng liên quan trực tiếp đến sự thành công ở trường học của các em học sinh.

Theo khảo sát vào năm 2019 tại Mỹ, có đến 2/3 học sinh lớp 4 và lớp 8 không đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ Reading trong bài kiểm tra National Assessment of Educational Progress Test. Qua đó, có thể thấy việc xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng.

Trường Đại học Dominican California từng viết rằng: “Để dạy từ vựng hiệu quả, giáo viên phải học các kỹ năng cần thiết để áp dụng các phương pháp tốt nhất. Vì việc hướng dẫn từ vựng cho học sinh là một nghệ thuật sẽ giúp học sinh ghi nhớ các thuật ngữ mới nhằm giúp các em phát triển hơn”.

2. Năm phương pháp bổ trợ từ vựng tiếng Anh cho học sinh

a. “New and Improved” word lists

Giáo viên Genia Connell chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng phương pháp này dành cho học sinh lớp 3 của mình như sau:

“Tôi bắt đầu mỗi tuần mới bằng một từ vựng tiếng Anh dành cho trẻ nhỏ - những loại từ mà trẻ nhỏ dễ ghi nhớ và sử dụng. Sau đó, thông qua một số trò chơi trong các chương trình tiếng Anh tiểu học cho trẻ để giúp các bé tạo ra danh sách 10 từ vựng mở rộng dựa trên từ ban đầu đó.”

Ví dụ: từ “eat” có thể mở rộng thành từ: gobble, taste, consume, devour, wolf, gulp, v.v…

Sau khi hoạt động kết thúc. Connell sẽ in danh sách từ vựng này cho tất cả học sinh của cô, có đục lỗ để chúng có thể được lưu trong một cuốn sổ.

b. A “Breakthrough Box”

Đầu tiên, hãy yêu cầu học sinh cắt ra một từ vựng tiếng Anh trong tạp chí, tờ báo, hộp ngũ cốc, hoặc thư và mang nó đến lớp. Sau đó, dán các từ trên thẻ 3 × 5 cm và đặt chúng vào chiếc hộp có tên là “Breakthrough Box” (Hộp đột phá). Mỗi ngày, giáo viên sẽ gọi học sinh rút một tấm thẻ ra khỏi hộp, từ vựng nào xuất hiện trên tấm thẻ đó sẽ được xem là một từ “đột phá”. Sau đó, cả lớp có nhiệm vụ khám phá nghĩa của từ đó và tất cả các cách sử dụng của từ đó. Khi hoàn thành, từ đó có thể được ghim trên bảng hoặc ghi vào sổ từ vựng của học sinh.

Phương pháp này không chỉ áp dụng được cho trẻ nhỏ mà còn có thể áp dụng trong các lớp học tiếng Anh dành cho học sinh THCS - THPT và cả người lớn.

c. Picture of the Day

Mỗi ngày, giáo viên hãy gắn một hình ảnh lên bảng, hình ảnh có thể được lấy từ quảng cáo, tạp chí, bản tin Internet, v.v... Sau đó, hãy yêu cầu học sinh nghĩ ra càng nhiều từ vựng khác nhau để mô tả bức tranh càng tốt. Ví dụ, một bức tranh về quả cam có thể tạo cảm hứng cho các từ như: orange, juice, desert, lành mạnh, vỏ và hạt.

Độ khó của hình ảnh sẽ được tăng dần đều theo thời gian để học sinh phát triển vốn từ vựng.

d. The Shade of Synonym wall

Đầu tiên, hãy thu thập các thẻ màu. Ở mỗi đầu của một tấm thẻ, hãy viết ra một từ thông dụng. Sau đó, ở đầu còn lại, bạn có thể viết ra một từ đồng nghĩa. Ghim tất cả các tấm thẻ này lên bảng và khuyến khích học sinh sử dụng những tấm thẻ này trong các bài tập writing và sử dụng những từ vựng khác nhau được ghi trên đó. Ví dụ, nếu một học sinh nhìn thấy từ “excellent” (tuyệt vời) và không hiểu từ đó nghĩa là gì, chúng có thể nhìn ở đầu còn lại và bắt gặp từ “good” (tốt). Học sinh sẽ nhận thức rõ hơn về các lựa chọn từ mà chúng đang sử dụng và cố gắng làm cho bài viết của mình thú vị hơn.

e. Fast - Talker

Tạo một danh sách từ vựng có thể là chủ đề động vật, những thứ có màu đỏ, những thứ thường thấy ở cửa hàng tạp hóa, các từ liên quan đến môi trường, v.v… đưa danh sách này cho các em học sinh. Sau đó, giáo viên hãy tạo ra những thẻ từ vựng mới phù hợp với những danh mục đó. Ví dụ, với danh mục “animal (động vật)”, bạn có thể tạo các thẻ từ như: cat, dog, v.v... nhưng để mở rộng hơn vốn từ vựng, giáo viên có thể sử dụng các từ như: coyote (sói), lynx (linh miêu), lemur (vượn cáo), orangutan (đười ươi),...

Tiếp theo, hãy chọn một học sinh tham gia trò chơi này, nhiệm vụ của học sinh đó là mô tả từ vựng và yêu cầu các học sinh khác đoán từ chính xác trên thẻ. Ví dụ: đối với “coyote (chó sói)”, học sinh có thể mô tả là “like a dog but wild (giống chó nhưng hoang dã)” hoặc “lives in a pack (sống trong bầy)”. Một khi cả lớp đã đoán ra chính xác từ vựng đó, hãy chuyển sang từ vựng tiếp theo.

Trên đây là tầm quan trọng của từ vựng tiếng Anh và năm phương pháp giúp cải thiện từ vựng của học sinh và những người mới bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ này. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: