Đigi: Đổi Consortium – Nhân rộng Hệ sinh thái Kỹ thuật số Bền vững cho Giáo dục Đại học Việt Nam, một dự án thuộc chương trình Hợp tác Đối tác Toàn cầu của Hội đồng Anh đã nhận được Giải thưởng danh giá Hiệp hội Công nghệ Học tập ALT của Vương quốc Anh vào ngày 4 tháng 9 năm 2024. Dự án được điều phối bởi Đại học Liverpool John Moores và Trường Đại học Phú Xuân, được hỗ trợ bởi Jisc – một tổ chức hàng đầu của Vương quốc Anh về công nghệ giáo dục, nghiên cứu và đổi mới, cùng với sáu trường đại học và tổ chức khác của Vương quốc Anh và Việt Nam.
Cho đến nay, liên danh chuyển đổi số và nhóm chuyên gia, cố vấn nhóm đã:
- triển khai hơn 300 dự án/đồ án theo hình thức học tập theo dự án của giảng viên và sinh viên (project-based learning) và 10 dự án Học tập Quốc tế theo mô hình Hợp tác Trực tuyến (COIL) giữa sinh viên và giảng viên Vương quốc Anh và Việt Nam.
- tiếp cận đến hơn 500 cán bộ, giảng viên và hơn 3.000 sinh viên từ các đối tác trong và ngoài nước ở Vương quốc Anh và Việt Nam, với nhiều dự án/đồ án đang được triển khai.
Những chuyển đổi nổi bật từ dự án gồm có:
- những thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận phương pháp giảng dạy mới từ mô hình giảng viên là trung tâm sang các phương pháp giảng dạy dựa trên công nghệ, trải nghiệm và hình thức lớp học đảo ngược. Ví dụ, một số dự án hợp tác triển khai giữa sinh viên Việt Nam và Vương Quốc Anh, hỗ trợ tiếp cận các cửa hàng Amazon để đưa các sản phẩm Việt Nam lên sàn thương mại điện tử cũng như làm phong phú thêm những trải nghiệm thực tế của việc học tập. Trong quá trình trải nghiệm đó, các cố vấn và sinh viên đã cùng nhau xây dựng được nguồn tài nguyên học tập linh hoạt cho sinh viên và các tổ chức địa phương khác, góp phần phát triển văn hóa học tập kỹ thuật số. Cách tiếp cận này đã đóng góp đáng kể vào thành công của sinh viên và đổi mới giáo dục Việt Nam.
- những thay đổi căn bản trong phương pháp sư phạm khi tích hợp trí tuệ nhân tạo như ’tiếng nói thứ ba’ vào hỗ trợ dạy và học. Các dự án thể hiện việc sử dụng công nghệ một cách sáng tạo để nâng cao trải nghiệm của sinh viên: áp dụng các công cụ học tập trí tuệ nhân tạo bởi sinh viên, cho các sinh viên khác – cụ thể là sinh viên đã tạo và thử nghiệm mô hình học tập nhóm và các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch đánh giá được hỗ trợ bởi AI để giúp các nhóm sinh viên tổ chức, lên lịch, giám sát và hoàn thành tốt bài tập nhóm. Công cụ kỹ thuật số này đã thúc đẩy sinh viên chủ động quản lý việc học nhóm, đánh giá và kiểm tra một cách thuận lợi.
- những thay đổi cơ bản trong quy trình của cơ sở giáo dục, chẳng hạn như việc đồng phát triển hệ thống nguồn lực nghiên cứu và giảng dạy chung, giúp giảng viên chủ động giám sát và quản lý các nghiên cứu về phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển phù hợp của quốc gia và những nguyện vọng của sinh viên của trường. Công cụ kỹ thuật số này hỗ trợ giảng viên tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, từ đó chủ động đưa ra quyết định về các hoạt động nâng cao năng lực cần được ưu tiên nhằm đảm bảo cân bằng nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Từ những bài học của dự án, nhóm dự án tin rằng các trường đại học khác có thể cân nhắc các gợi ý sau:
- chuyển đổi số có thể được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua mô hình liên danh và các nhóm hợp tác, trong đó mỗi trường thành viên đều có thể chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm riêng.
- kết hợp học tập đa văn hóa với học tập thông qua công nghệ tạo nên sự phong phú trong học tập với nhiều chương trình học tập khác nhau, tạo ra nhiều lợi ích chung bao gồm cả năng lượng học tập.
- hợp tác với tầm nhìn hiện tại và tương lai dài hạn vì lợi ích chung sẽ góp phần thúc đẩy giá trị liên tục, và có khả năng góp phần thúc đẩy văn hóa chuyển đổi số, ngay cả ở cấp quốc gia.
'Chương trình đào tạo về chuyển đổi số này được áp dụng rộng rãi trong cả nước đã giúp nâng cao trải nghiệm của sinh viên tại nhiều trường đại học Việt Nam… khả năng lãnh đạo chiến lược của dự án đã góp phần khuyến khích, hỗ trợ và tạo ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo nữ ở Việt Nam.' Tiến sĩ Hồ Thị Hạnh Tiên, Nguyên Hiệu trưởng và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng trường, trường Đại học Phú Xuân.
‘Dự án này đã mang đến những cơ hội mới tại LJMU nói riêng và trên toàn quốc về giáo dục số với sự cộng tác của các đồng nghiệp ASEAN, góp phần nâng cao kỹ năng tương quan với các giá trị cốt lõi của chúng tôi về sự hòa nhập thông qua học tập đa văn hóa. Dự án này cũng đóng góp ý tưởng góp phần thúc đẩy định hướng phát triển chiến lược của trường.’ Giáo sư Phil Vickerman, Phó Hiệu trưởng Giáo dục và Trải nghiệm Sinh viên.
‘Nắm bắt xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đang vươn lên trên hành trình chuyển đổi của mình. Quá trình này giúp cho các nhà giáo dục quản lý tốt hơn trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên và tích hợp các dự án/đồ án vào chương trình học tập. Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng điều này đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong giáo dục’, các đại biểu tham gia chương trình tập huấn cho biết.
Về dự án
Digi:Đổi là một trong những dự án được hỗ trợ bởi chương trình Hợp tác Đối tác Toàn cầu của Hội đồng Anh tại Việt Nam. Với chủ đề tập trung vào chuyển đổi số, quỹ Hợp tác Đối tác Toàn cầu hỗ trợ các dự án hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam hướng tới giải quyết các vấn đề cấp thiết trong quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Điều này thể hiện sự cam kết của Hội đồng Anh trong việc hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong việc phát triển giáo dục đại học và quốc tế hóa.
Digi:Đổi là dự án ‘chuyển đổi số’, tập trung xây dựng một trung tâm chuyển đổi số có khả năng mở rộng quy mô, tiềm năng phát triển trong tương lai ở Việt Nam, mang tính hòa nhập, phúc lợi số và phát thải ròng bằng 0. Dự án này hướng đến xây dựng một khung tham chiếu và lộ trình chuyển đổi số cấp quốc gia; đồng thời xây dựng mô hình cố vấn nhóm cho các dự án/đồ án theo mô hình học tập thông qua dự án cho giảng viên và sinh viên nhằm tạo ra nhiều thay đổi tích cực cho các dự án.
Để chứng minh tính thuyết phục của cách tiếp cận này, nhóm dự án đã thực hiện một trong những nghiên cứu về chuyển đổi số trong giáo dục đại học với hơn 1.300 phản hồi. Đây là khảo sát quy mô rộng khắp các trường đại học trên cả nước với - với độ tin cậy và phù hợp bối cảnh Việt Nam, có thể giúp những người tham gia đào tạo, cố vấn quyết định các vấn đề cần ưu tiên tập trung cho chuyển đổi số. Sau đó, nhóm dự án đã sử dụng dữ liệu này để thiết kế chương trình đào tạo và cố vấn cho các nhóm lãnh đạo/giảng viên Việt Nam về chuyển đổi số với sự tham gia của hơn 50 tổ chức.
Chương trình đào tạo đã được đối sánh với chương trình của Hiệp hội Công nghệ Học tập ở các cấp độ khác nhau (Cộng tác viên, Thành viên và Thành viên cấp cao) với kết quả là Khung tiêu chuẩn năng lực nghề của Anh, Giải thưởng SEDA cho Việc Tiên phong và Ứng dụng tích hợp công nghệ trong học tập. Chương trình cố vấn học tập nhóm được đối sánh với Bộ chuẩn Hội đồng Tư vấn và Huấn luyện Châu Âu.
Xét về khía cạnh nghiên cứu và học thuật, dự án này đã khẳng định được tính hiệu quả và lan toả thông qua kết quả 36 bài báo được đăng trên các tạp chí, một số xuất bản mới với tiêu đề “Các công nghệ số nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc” đăng tải trên tạp chí của nhà xuất bản Springer.
Giới thiệu về Giải thưởng ALT
ALT – Association for Learning Technology – Hiệp hội Công nghệ Học tập là tổ chức chuyên môn hàng đầu về Công nghệ Học tập tại Vương quốc Anh. Vai trò của ALT là hỗ trợ một cộng đồng hợp tác cho các cá nhân và tổ chức từ tất cả các lĩnh vực bao gồm Giáo dục Đại học, Cao đẳng và ngành công nghiệp, ghi nhận và phát triển chuyên môn cho các nhân và tập thể.
Giải thưởng ALT tôn vinh và khen thưởng những nghiên cứu và thực hành xuất sắc cũng như thành tích xuất sắc trong Công nghệ học tập. Được thành lập vào năm 2007, Giải thưởng đã đặt ra tiêu chuẩn cho thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Công nghệ học tập trên quy mô quốc gia, và thu hút nhiều dự án chất lượng cao từ Vương quốc Anh và quốc tế. Tất cả các bài dự thi đều được đánh giá bởi một ban giám khảo độc lập do Chủ tịch ALT chủ trì.
Để biết them thông tin về dự án, vui lòng liên hệ:
- GS Tony Wall, ĐH Liverpool John Moores, T.Wall@ljmu.ac.uk
- TS Hồ Thị Hạnh Tiên, Trường ĐH Phú Xuân, tien.ho@pxu.edu.vn