Cộng đồng địa phương thực hành kể chuyện cùng công cụ Thẻ bài Di sản.  ©

Giang Phạm

Tiếp nối các hoạt động hỗ trợ cộng đồng ghi lại những câu chuyện di sản, Hội đồng Anh hân hạnh giới thiệu cẩm nang Ta kể chuyện Di sản: Phiên bản làng Chăm Bỉnh Nghĩa. Cẩm nang bao gồm ba phần chính: những bí kíp về phương pháp kể chuyện di sản, công cụ kể chuyện Thẻ bài Di sản và thông tin dành cho những người ngoài cộng đồng về Hệ thống Nghi lễ đầu năm tại làng Bỉnh Nghĩa.

Cẩm nang là một phần của Bộ công cụ số - Cẩm nang kể chuyện di sản do nhóm tác giả Giang Phạm, Bạch Tùng và Lê Dũng phát triển với sự tham gia của cộng đồng, và quan trọng nhất là dành cho chính cộng đồng tự khám phá và kể lại những câu chuyện về di sản của mình – những di sản không phải thuộc về quá khứ mà là một phần của đời sống hiện tại. Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ các cộng đồng trong việc sử dụng các bộ công cụ này để họ có thể trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của địa phương mình.

Mời bạn theo dõi video ngắn dưới đây ghi lại quá trình xây dựng bộ công cụ tại hai ngôi làng Chăm Bỉnh Nghĩa và Bàu Trúc, Tỉnh Ninh Thuận cũng như các hoạt động hướng dẫn cộng đồng sử dụng bộ công cụ kể chuyện này. 

Hoạt động thuộc Di sản Kết nối, một dự án do Hội đồng Anh từ năm 2018 nhằm bảo tồn và phát triển các loại hình di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Dự án bao gồm hai hợp phần và có liên quan chặt chẽ với nhau: Di sản Văn hóa Cộng đồng, và FAMLAB (Phim, nhạc và lưu trữ). Xem thêm thông tin về dư án tại đây.  

Cẩm nang Ta kể chuyện di sản: Phiên bản làng Chăm Bỉnh Nghĩa có thể truy cập miễn phí ở phần Tải xuống của trang web này. 

Vui lòng trích nguồn Dự án Di sản kết nối – Hội đồng Anh khi sử dụng tư liệu.