FameLab là một chương trình tập huấn với quy mô quốc tế nhằm mục tiêu truyền cảm hứng, khích lệ và phát triển những tài năng khoa học và kỹ sư trẻ tuổi chủ động tham gia vào cộng đồng và các khối ngành liên quan.
FameLab được thực hiện dưới hình thức của một cuộc thi và kêu gọi sự hưởng ứng của người tham gia trên toàn thế giới. Người tham gia sẽ có ba phút để thuyết phục ban giám khảo và công chúng về một phần thuyết trình khoa học của mình. Các tiêu chí để đánh giá bao gồm nội dung, tính rõ ràng và độ thu hút.
Những thí sinh xuất sắc nhất từ vòng Sơ khảo sẽ được tham gia một khóa tập huấn chuyên sâu trong vòng hai ngày với các chuyên gia đến từ Vương quốc Anh và Hội đồng Anh.
Cuộc thi FameLab được bắt đầu tổ chức tại Vương quốc Anh từ năm 2005 dưới sự sáng lập của Cheltenham Festivals. Từ năm 2007, FameLab được mở rộng ra toàn cầu nhờ sự phối hợp của Hội đồng Anh và các đối tác địa phương. Năm 2016, FameLab đã có mặt tại 30 quốc gia trên toàn thế giới.
Cùng theo dõi kênh Youtube hoặc trang Facebook của chương trình để cập nhật những thông tin về cuộc thi.
SỰ THAM GIA CỦA VƯƠNG QUỐC ANH
Vương quốc Anh là trung tâm xuất sắc về truyền thông khoa học và ghi nhận rằng việc tiếp cận khoa học của đối tượng khán giả không làm công tác khoa học ngày càng đượcđối với các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới ưu tiên.
Hàng năm cuộc thi FameLab quốc tế đều được tổ chức tại Lễ hội Khoa học Cheltenham, Vương quốc Anh. Các thí sinh vô địch của các quốc gia trên toàn thế giới tụ hội về Lễ hội này để cùng chứng tỏ khả năng truyền thông khoa học của mình, giao lưu với các sứ giả truyền thông khoa học nhiệt huyết khác đồng thời cũng để học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia của Vương quốc Anh trong lĩnh vực này.
FAMELAB QUỐC TẾ 2016 TẠI LỄ HỘI KHOA HỌC CHELTENHAM
Vào tháng 6 năm 2016, Abhi Veerakumarasivam, một nghiên cứu viên về ung thư của Đại học Putra Malaysia, đã trở thành quán quân FameLab quốc tế 2016, đánh bại 26 thí sinh khác với nhiều phần trình bày thú vị và mang tính cạnh tranh cao.
Phần thuyết trình của Abhi có hàm lượng thông tin khoa học dày dặn và giàu cảm hứng đã hoàn toàn thuyết phục ban giám khảo về các tiêu chí: nội dung, tính rõ ràng và sự thu hút. Anh đã giải thích một cách đơn giản về chu kỳ tế bào và lý do tại sao chỉ từ một gián đoạn nhỏ trong quá trình này cũng có thể dẫn đến sự di căn của khối u ung thư. Anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông khoa học trong việc tiếp cận công chúng về các vấn đề sức khoẻ, vì nhiều loại ung thư có thể được ngăn ngừa thông qua những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hằng ngày.
BỆ PHÓNG TỚI THÀNH CÔNG
FameLab được công nhận như một cuộc thi có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc phát hiện và nuôi dưỡng những tài năng truyền thông khoa học mới để giúp họ có cơ hội phát triển sự nghiệp như các nhà truyền thông khoa học đã trưởng thành từ cuộc thi trước đó.
Sau khi giành chức vô địch FameLab Quốc tế 2013, Fergus McAuliffe đến từ Ireland đã bận rộn hơn với nhiều kế hoạch về truyền thông khoa học. Trong số đó, anh đã xuất hiện trên truyền hình trong chương trình The Science Squad của RTE cũng như có một buổi thuyết trình tại TedX. Ngoài ra, anh còn được Pirelli lựa chọn là một trong mười tài năng hàng đầu trên thế giới tham gia vào một hội thảo truyền thông.
Bên cạnh đó, những thí sinh lọt vào vòng chung kết FameLab Tây Ban Nha năm 2013 đã kết hợp với nhau để thành lập TheBigVanTheory, một công ty về khoa học theo mục tiêu giải trí và giáo dục nhận thức, mà gần đây đã được xếp hạng trong 100 sáng kiến sáng tạo nhất về STEM. Eduardo de Cabezon, đồng sáng lập của TheBigVanTheory, năm ngoái đã có một buổi trò chuyện tại TED ở Argentina với chủ đề “Toán học là mãi mãi”, dựa trên phần thuyết trình của anh ấy tại cuộc thi FameLab năm 2013. Gần đây nó đã được giới thiệu trên trang chủ của TED cùng một cuộc nói chuyện của Bill Gates với gần một triệu lượt xem.