Nhà nghiên cứu trẻ từ các tổ chức nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ ứng tuyển vào chương trình học bổng thuộc Quỹ Hợp tác Khoa học Quốc tế (ISPF), quản lý bởi Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Vương quốc Anh. Chương trình mở ra cơ hội thăng tiến sự nghiệp và thực hành nghiên cứu tại Vương quốc Anh cho các nghiên cứu sinh.
Giới thiệu chương trình
Chương trình học bổng của Quỹ ISPF sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ được tiếp cận môi trường, cơ sở vật chất, kiến thức và kinh nghiệm từ những chuyên gia hàng đầu Vương quốc Anh và quốc tế. Mỗi trường đại học Vương quốc Anh tham gia chương trình sẽ trao học bổng cho ba nghiên cứu sinh để tiến hành nghiên cứu về bốn chủ đề chính của ISPF:
- Môi trường - dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh để bảo vệ trái đất.
- Sức khỏe - nghiên cứu và đổi mới về tốc độ tăng trưởng dân số an toàn và khỏe mạnh.
- Công nghệ chuyển đổi - phát triển các công nghệ có trách nhiệm vì tương lai của thế hệ mới.
- Đào tạo nhân lực - nuôi dưỡng tài năng để thúc đẩy sự hòa nhập, nghiên cứu và đổi mới.
Vì sao bạn nên tham gia chương trình
Bên cạnh cơ hội nghiên cứu tại Vương quốc Anh, chương trình sẽ cung cấp:
- mức học bổng tối thiểu £27,979, với mức điều chỉnh cho các ứng viên tham gia nghiên cứu tại London*.
- £10,000 trong 12 tháng (chia tỉ lệ đối với các chương trình dưới 12 tháng) cho các chi phí liên quan đến nghiên cứu.
- các chi phí khác như: Chi phí thi IELTS (cho các ứng viên chưa có chứng chỉ tiếng Anh hợp lệ); Chi phí chuyến bay hai chiều hạng Phổ thông từ quốc gia của ứng viên tới Vương quốc Anh và ngược lại; Chi phí visa và bảo hiểm; Các chi phí khác (chi phí hành lý ký gửi...)
* Chi phí sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ nếu chương trình học bổng ngắn hơn 12 tháng. Nếu có thể, bao gồm chi phí làm visa cho trẻ em đi cùng nghiên cứu sinh theo quy định về visa của Vương quốc Anh, quy định bởi Bộ Nội vụ [1].
[1] Các nghiên cứu sinh có trẻ em đi cùng sẽ nhận được khoản tiền £680/ tháng cho mỗi người phụ thuộc. Khoản tiền sẽ được điều chỉnh lên £845/ tháng đối với các cơ sở nghiên cứu tại London. Ứng viên có người phụ thuộc đi cùng cần tuân thủ quy định về visa của chính phủ Vương quốc Anh (nằm ngoài phạm vi hoạt động của Hội đồng Anh).
Điều kiện ứng tuyển
- có kinh nghiệm hoặc quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu nêu trên,
- có niềm đam mê và kế hoạch truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu trẻ khác tại quốc gia của ứng viên,
- có niềm đam mê đóng góp vào việc nâng cao năng lực và phát triển kinh tế xã hội sau chương trình,
- đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh của tổ chức Vương quốc Anh.
Cách thức ứng tuyển
Ứng tuyển trực tiếp tại website của các tổ chức Vương quốc Anh tham gia chương trình. Đối với các ứng viên Việt Nam, Đại học Kent sẽ mang đến cơ hội cho ba cá nhân có niềm đam mê và chuyên môn về phân tích hoặc khoa học sinh học, tham gia nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu trong một trong ba lĩnh vực sau:
- Khả năng phục hồi sau lũ lụt
- Giao thông bền vững
- Khả năng chống chọi của cây trồng
Về Quỹ Hợp tác Khoa học Quốc tế (ISPF)
Quỹ Hợp tác Khoa học Quốc tế (ISPF) được thiết kế để khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự thịnh vượng chung giữa Vương quốc Anh và các nước đối tác bao gồm Việt Nam. Đây là một chương trình đa ngành, kéo dài nhiều năm, đặt nghiên cứu và đổi mới sáng tạo làm trọng tâm trong các mối quan hệ quốc tế của Vương quốc Anh, hỗ trợ các nhà nghiên cứu và Vương quốc Anh hợp tác với các đồng nghiệp trên khắp thế giới trong bốn lĩnh vực: môi trường, sức khỏe, công nghệ chuyển đổi và đào tạo nhân lực. Quỹ ISPF được xây dựng dựa trên di sản của Quỹ Newton, Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu và Quỹ Hợp tác Quốc tế. Quỹ ISPF được quản lý bởi Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và do một nhóm các cơ quan nghiên cứu và đổi mới sáng tạo hàng đầu của Vương quốc Anh triển khai. Hội đồng Anh là một trong các đối tác triển khai của ISPF.
Bình đẳng, đa dạng và hội nhập
Hội đồng Anh cam kết đảm bảo sự bình đẳng, đa dạng và hội nhập, đồng thời tiếp tục thu hút và nuôi dưỡng những người tài từ mọi nguồn lực để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế trong nghiên cứu và đổi mới. Chúng tôi tin rằng mọi người đều có quyền được đối xử tử tế và tôn trọng, cũng như được cung cấp những cơ hội bình đẳng để phát triển và thành công. Điều này bao gồm việc đối xử công bằng với mọi giới tính, tình trạng hôn nhân, mang thai, chủng tộc, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, khuynh hướng tình dục, giới tính, tuổi tác và người khuyết tật.