Dự án đã làm việc với Trung tâm Phát triển Nông thôn Tây Nguyên, một tổ chức văn hóa và phát triển ở cấp cơ sở tại khu vực Tây Nguyên để thực hiện và triển khai các hoạt động nghiên cứu và truyền dạy các loại hình âm nhạc truyền thống của địa phương cho trẻ em là học sinh của một trường phổ thông dân tộc nội trú tại tỉnh Kon Tum. Dự án vẫn đang được thực hiện với sự tham gia của 90 nghệ nhân trong các hoạt động nghiên cứu, và chín nghệ nhân cùng 45 học sinh trong hoạt động truyền dạy tại đây.
Nghiên cứu âm nhạc truyền thống Tây Nguyên
Trong sáu tháng từ tháng 12 năm 2018 đến tháng Năm 2020, các nhà nghiên thuộc Trung tâm Phát triển Nông thôn Tây Nguyên đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đối với sáu trong số 13 làng thuộc huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, địa bàn sinh sống của người Bahnar Jơ Lơng, một nhánh nhỏ của dân tộc thiểu số Bahnar, khu vực cao nguyên Việt Nam. Nghiên cứu nhằm thu thập các bản nhạc chiêng còn được ghi nhớ bởi các nghệ nhân đang sống trong cộng đồng địa phương. Một phần khác của nghiên cứu là phỏng vấn và xác định những nghệ nhân vẫn có thể biểu diễn những bản nhạc chiêng hiếm, và những người có thể truyền dạy cồng chiêng lại cho thế hệ sau. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu này cũng như việc ghi chép lại các bản nhạc là hướng tới việc bảo tồn các bản nhạc cồng chiêng đang có nguy cơ bị mất đi, thúc đẩy việc gìn giữ những bản nhạc trong cộng đồng đia phương như một cách bảo tồn chúng, cách để gìn giữ di sản văn hóa và duy trì bản sắc độc đáo của người Bahnar.
Ấn phẩm sách văn hóa cồng chiêng
Là một phần của dự án nghiên cứu và ghi chép tài liệu của kho lưu trữ di sản văn hóa Bahnar, đối tác địa phương của chúng tôi, Trung tâm Phát triển Nông thôn Tây Nguyên đã làm việc với các nghệ nhân địa phương, các nhà nghiên cứu, dịch giả và các học giả để biên soạn một cuốn sách về văn hóa cồng chiêng của người Bahnar kể từ tháng Ba 2019. Công trình này nhằm mục đích cho thấy tầm quan trọng của cồng chiêng trong văn hóa của người Bahnar. Cuốn sách được thực hiện dưới dạng sách tranh bởi một nghệ sĩ địa phương, và được thực hiện bằng ba ngôn ngữ là tiếng Bahnar, tiếng Việt và tiếng Anh. 1000 cuốn sách đã được xuất bản hợp tác với NXB Văn hóa Dân tộc. Bản điện tử của cuốn sách có thể xem tại đây.
Dạy và học về văn hóa cồng chiêng tại trường học ở Kon Rẫy
Là hoạt động tiếp nối nghiên cứu và ghi chép tài liệu về truyền thống âm nhạc cồng chiêng, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019, chương trình dạy và học ba bản nhạc cồng chiêng cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tại huyện Kon Rẫy đã được thực hiện. Theo truyền thống, cồng chiêng thường chỉ được dạy cho nam giới, tuy nhiên, trong môi trường học đường, các nghệ nhân đã truyền dạy cồng chiêng cho cả học sinh nam và nữ. Chương trình kéo dài ba tháng với sự tham gia của 45 học sinh, trong đó có 18 học sinh nữ và kết thúc bằng một buổi biểu diễn tại trường vào tháng 12 năm 2019.