“Bối cảnh toàn cầu về quốc tế hóa giáo dục đại học – tập trung phát triển chất lượng hơn là số lượng”

Hội đồng Anh phối hợp tổ chức với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. 

Thời gian: 08.0017.00 ngày 30 tháng 10 năm 2018

 Địa điểm: Khách sạn Hilton Hà Nội Opera, 1 Lê Thánh Tông, Hà Nội 

Năm 2015, Hội đồng Anh Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác Giáo dục Việt Nam – Vương quốc Anh lần thứ nhất tại London với nội dung “Kết nối Cơ hội – Xây dựng Đối tác Giáo dục Bền vững”.

Năm 2018, Diễn đàn lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội nhân dịp 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vương quốc Anh và kỷ niệm 25 năm Hội đồng Anh có mặt tại Việt Nam với chủ đề “Bối cảnh toàn cầu về quốc tế hóa giáo dục đại học – tập trung phát triển chất lượng hơn là số lượng”.  

Mục tiêu của diễn đàn

  • kết nối các lãnh đạo giáo dục đại học của Vương quốc Anh, quốc tế và Việt Nam
  • bàn luận các vấn đề và thách thức mang tính khu vực và toàn cầu về quốc tế hóa giáo dục đại học 
  • chia sẻ về xu hướng mới trong quốc tế hóa giáo dục đại học với đảm bảo chất lượng là định hướng để nâng tầm giáo dục đại học lên một bước phát triển mới 
  • chia sẻ kinh nghiệm của Vương quốc Anh về các vấn đề ưu tiên trong quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam: i) Lãnh đạo và Quản trị trường đại học; ii) Chương trình liên kết đào tạo và Đảm bảo chất lượng; iii) Kết nối trường đại học và doanh nghiệp; và iv) Nghiên cứu và Dịch chuyển 
  • chính thức giới thiệu Mạng lưới các trường Đại học Vương quốc Anh Việt Nam và các dự án hợp tác trong bốn lĩnh vực ưu tiên trên.

Bối cảnh

Quốc tế hóa giáo dục đại học (QTHĐH) được định nghĩa “…là quá trình hội nhập các khía cạnh quốc tế, liên văn hóa hoặc toàn cầu vào các mục tiêu, chức năng hoặc giảng dạy của các cơ sở giáo dục sau phổ thông” – Jane Knight’s 2004.

Quốc tế hóa giáo dục đại học đóng vai trò mạnh mẽ trong việc phát triển quan hệ văn hóa và ngoại giao quốc tế. OECD dự báo vào năm 2025, sẽ có khoảng 8 triệu sinh viên trao đổi trên toàn thế giới – tăng 48% so với năm 2014*. Tại Hội thảo Giáo dục 2018, Văn phòng World Bank tại Việt Nam nhận định “Quốc tế hóa” là một trong bốn khuynh hướng toàn cầu lớn về phát triển đại học.

Tại Việt Nam, Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo hội nhập quốc tế đã tạo nhiều tiền đề cho hợp tác quốc tế về giáo dục phát triển.  Với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, QTHĐH là phương thức giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế, học tập trao đổi kinh nghiệm để rút ngắn quá trình đổi mới giáo dục, là cơ hội xây dựng đại học xuất sắc.  Đối với các cơ sở đại học, QTHĐH sẽ giúp nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu, cập nhật giáo trình, tăng cường khả năng tuyển dụng cho sinh viên tốt nghiệp và giao lưu sinh viên.  QTHĐH mang lại lợi ích không chỉ cho quốc gia đang phát triển mà mang lại lợi ích đa chiều cho cả quốc gia đang phát triển và phát triển.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền giáo dục quốc tế mở với chỉ số hỗ trợ quốc gia về dịch chuyển sinh viên quốc tế, liên kết đào tạo và nghiên cứu là “Rất mạnh” và “mạnh”**. Tuy nhiên, để xây dựng được vị thế giáo dục đại học trong khu vực và quốc tế, vấn đề chất lượng được chính phủ Việt Nam đặt lên hàng đầu và cần được cân bằng trong việc phát triển nhanh về số lượng. 

Là một quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu trên thế giới, Vương quốc Anh cũng là một trong nền giáo dục có tính “quốc tế hóa” rất cao.  Với sứ mênh thúc đẩy tri thức và sự hiểu biết thân thiện giữa người dân VQ Anh và các quốc gia trên thế giới, Hội đồng Anh đi tiên phong trong lĩnh vực thúc đẩy QTHĐH trên toàn thế giới. Hội đồng Anh tại Việt Nam cam kết hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực quốc tế hóa giáo dục, khoa học và đổi mới sáng tạo, và thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. 

Thành phần tham dự

100–150 đại biểu là các lãnh đạo giáo dục đại học, các chuyên gia nghiên cứu về quốc tế hóa giáo dục đại học từ Bộ Giáo dục và đào tạo và hơn 30 trường đại học và tổ chức liên quan của Vương quốc Anh và Việt Nam, và các cơ quan báo đài.

Ngôn ngữ

Diễn đàn sẽ được tổ chức song ngữ Anh–Việt

Chương trình

Vui lòng vào đây để tham khảo chương trình dự kiến. 

Các bài trình bày

Opening plenary 

Global landscape of higher education internationalisation and changing roles of higher education institutions in the new phase (Kirsty Willam AM, Cabinet Secretary for Education, Wales) 

The potential in the Vietnamese Higher Education sector and the main areas of interests of the Vietnamese Universities (Assoc.Prof.Tran Anh Tuan, Deputy Director General, Department of Higher Education, Ministry of Education and Training) 

Panel discussion 1: Rethinking international partnership of universites - building confidence and standing in favour of quality over quantity 

Rethinking international partnership of universites - building confidence and standing in favour of quality over quantity (Prof.Iwan Davies, Senior Pro Vice-Chancellor and Hodge Chair in Law, Swansea University)

Panel discussion 2: TransNational Education (TNE) and quality assurance - case studies and experience sharing from countries in East Asia region

Workshop 1: Cross-national research collaboration 

Cross-National research Collaboration (Dr Jeff Bray, Principal Academic in Consumer Behaviour, Bournemouth University) 

Workshop 2: New role of higher education as human capital development to becoming strategic partner of industry 

Fulfilling the potential of the role of Higher education for the UK industrial strategy (Prof.Balbir S.Barn, Deputy Dean, Faculty of Science and Technology, Middlesex University) 

Workshop 3: Student mobility and employability - increasing need for intercultural skills and academic English 

Workshop 4: Autonomy - what does it mean to HEIs in the UK context? 

Liên hệ 

Phi Phan
Quản lý chương trình Giáo dục Đại học
phi.phan@britishcouncil.org.vn

+84 (0)28 3823 2862 (máy lẻ 2500)

Chi Nguyễn
Quản lý chương trình Giáo dục Đại học 
chi.nguyen@britishcouncil.org.vn
+84 (0)24 3728 1937