©

British Council

Giới thiệu

Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 đề xuất mức tự chủ cao hơn cho các trường đại học ở Việt Nam. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo và quản trị trường đại học quan trọng hơn bao giờ hết để các trường có thể thích ứng với những thử thách mới, để tạo ra cũng như tiếp nhận những cơ hội mới nhằm mang lại những chương trình đào tạo chất lượng cao, những chương trình hợp tác quốc gia và quốc tế hiệu quả, những chương trình nghiên cứu có kết quả cụ thể và quan trọng nhất là đội ngũ sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, có thể thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi.

Hội đồng Anh cam kết hỗ trợ Việt Nam trong chương trình cải cách giáo dục đại học thông qua Sáng kiến Hợp tác Giáo dục Đại học Vương quốc Anh – Việt Nam (UK–VN HEP), trong đó Đào tạo kỹ năng Lãnh đạo và Quản trị trường đại học là một trong bốn ưu tiên bên cạnh các lĩnh vực Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, Hợp tác đào tạo và đảm bảo chất lượng, và Nghiên cứu và dịch chuyển.

Từ năm 2018, trong khuôn khổ chương trình UK–VN HEP, Global Wales và năm trường đại học Việt Nam (Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng – Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) đã được hỗ trợ để thực hiện chương trình nâng cao năng lực cho các lãnh đạo giáo dục đại học Việt Nam qua những chương trình đào tạo kết hợp và đào tạo thực tế tại Vương quốc Anh.

Chương trình hợp tác hai năm qua đã mang lại những tác động cụ thể cho cả đối tác của Vương quốc Anh và Việt Nam, với nhiều bài học kinh nghiệm. Hội thảo sẽ là cơ hội để dự án chia sẻ, học tập lẫn nhau và để trao đổi về cơ hội hợp tác trong tương lai.

Mục tiêu

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu:

  • đánh giá lại kinh nghiệm, bài học và những thử thách từ dự án hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam
  • đánh giá những tác động của dự án hiện tại và bàn về cách tiếp cận cho những dự án bền vững trong tương lai
  • chia sẻ những câu chuyện thành công về lãnh đạo và quản trị trường đại học học trong bối cảnh bị gián đoạn, ở những lĩnh vực liên quan đến dạy và học trực tuyến, và hợp tác với doanh nghiệp
  • giao lưu và kết nối để tìm hiểu về những cơ hội hợp tác mới trong tương lai

Thời gian

  • 14.30–17.30 (giờ Việt Nam), tức 08.30–11.30 (giờ UK), Thứ Sáu, ngày 23 tháng Mười năm 2020 

Địa điểm

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Ngôn ngữ

  • Tiếng Anh

Hình thức hội thảo

  • Kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến 

Thành phần tham dự

  • Các lãnh đạo giáo dục đại học từ Vương quốc Anh, khu vực và Việt Nam

Chương trình (Click vào đường link để xem bài trình bày bằng tiếng Anh)

Thời gian Hoạt động
1430 Đăng ký và giao lưu
1500

Phát biểu chào mừng

1510

Phát biểu đề dẫn

1520

Phiên họp 1: Lãnh đạo và Quản trị trường đại học–đánh giá lại những thành tựu của chương trình hợp tác và các cơ hội trong tương lai

Phiên họp sẽ trình bày kết quả hai dự án hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam, và Vương quốc Anh và Myanmar. 

Dự án hợp tác của Việt Nam sẽ chia sẻ về dự án, mục tiêu, những chủ điểm về lãnh đạo đã được đào tạo và đánh giá về kết quả cũng như bước tiếp theo để hỗ trợ các trường đại học Việt Nam trong tương lai. 

Dự án hợp tác của Myanmar sẽ bao gồm phần đánh giá về kinh nghiệm thực hiện hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo và quản trị qua Viện Phát triển Giáo dục Đại học Quốc gia (NIHED), và chia sẻ từ Ủy ban Hiệu trưởng về tác động của chương trình nâng cao năng lực và phát triển của NIHED đối với sự phát triển của giáo dục đại học Myanmar trong bối cảnh lịch sử và tác động hiện tại của Covid-19. 

Phần chia sẻ sẽ được tiếp nối với phần trao đổi về tác động của chương trình hợp tác với các trường đại học Việt Nam và Myanmar.

1600

Phiên họp 2: Lãnh đạo trong bối cảnh gián đoạn–chia sẻ kinh nghiệm quản lý thay đổi và thực hiện dạy và học trực tuyết trong giai đoạn Covid-19

Giáo sư Davies chia sẻ về kinh nghiệm lãnh đạo trường Đại học Bangor trong thời gian vừa qua, tìm hướng đi cho trường, cho cán bộ nhân viên và sinh viên trong bối cảnh gián đoạn đột ngột. Phần chia sẻ bao gồm cả quá trình quản lý: cách thức đặt mục tiêu, truyền thông và hành động đề đạt được mục tiêu; cách thức xây dựng mối quan hệ với đối tác; đánh giá về những thay đổi có thể tạo ra tác động đến chiến lược tương lai của nhà trường (ví dụ như liệu những thay đổi trong giai đoạn dịch bệnh sẽ trở thành thay đổi vĩnh viễn?)

Cuộc cách mạng số đang thay đổi các chúng ta làm việc, truyền thông và học tập. Phần chia sẻ sẽ đề cập đến những thử thách, ý tưởng, kỹ thuật và cách quản lý dạy và học trực tuyến trong kỷ nguyên số của các trường đại học, cũng như cách thức trường đại học chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ, thay đổi môi trường dạy và học để phù hợp với việc học trong tương lai và mang lợi ích đến cho người học.

1640

Phiên họp 3: Vai trò lãnh đạo đối với việc nâng cao chất lượng đầu ra và tính sáng tạo của sinh viên thông qua hợp tác với doanh nghiệp

Phiên họp trình bày câu chuyện thành công về cách thức lãnh đạo trường đại học định hướng hợp tác với doanh nghiệp hiệu quả và sáng tạo, với quan điểm từ các diễn giả trong khối giáo dục đại học và doanh nghiệp.

1715

Tóm tắt và tổng kết

Diễn giả

Phát biểu chào mừng

  • TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • GS. Iwan Davies, Hiệu trưởng, Đại học Bangor, Chủ tịch Chương trình Global Wales
  • Bà Donna McGowan, Giám đốc, Hội đồng Anh tại Việt Nam

Phát biểu đề dẫn

  • PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phiên 1: Lãnh đạo và Quản trị trường đại học–đánh giá lại những thành tựu của chương trình hợp tác và các cơ hội trong tương lai

Diễn giả

  • Ông Gwen Williams, Giám đốc, Chương trình Global Wales
  • TS. Theingi, Hiệu trưởng, Đại học Kỹ thuật, Thanlyin, Bộ Giáo dục Myanmar
  • TS. Yin Yin Win, Trưởng khoa Luật, Đại học Taunggyi, Myanmar

Ban tham luận

  • Bà Jo Chaffer, Tổ chức Advance HE
  • PGS.TS. Lê Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

Chủ tọa

  • Ông Gwen Williams, Giám đốc Chương trình Global Wales

Phiên 2: Lãnh đạo trong bối cảnh gián đoạn–chia sẻ kinh nghiệm quản lý thay đổi và thực hiện dạy và học trực tuyết trong giai đoạn Covid-19

Diễn giả

  • GS. Iwan Davies, Hiệu trưởng, Đại học Bangor, Chủ tịch Chương trình Global Wales
  • PGS.TS. Đàm Sao Mai, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế, trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Ban tham luận

  • PGS.TS. Lê Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
  • Ông Rob Humphreys, Thành viên, Hội đồng Ngân sách Giáo dục đại học xứ Wales
  • GS. Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng, trường Đại học Mỏ-Địa chất

Chủ tọa

  • GS. Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng, trường Đại học Mỏ-Địa chất

Phiên 3: Vai trò lãnh đạo đối với việc nâng cao chất lượng đầu ra và tính sáng tạo của sinh viên thông qua hợp tác với doanh nghiệp

Diễn giả

  • GS. Leigh Robinson, Hiệu trưởng, Đại học Cardiff Metropolitan

Ban tham luận

  • GS. Raymond Lee, Phó Trưởng khoa (Kết nối toàn cầu), Đại học Portsmouth, Đồng Chủ tịch Mạng lưới Giáo dục đại học Vương quốc Anh–Việt Nam
  • PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Chủ tịch Mạng lưới Giáo dục đại học Vương quốc Anh–Việt Nam
  • GS. Chử Đức Trình, Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Ông Brian Spence, Nhà sáng lập, Công ty Đầu tư S&P

Chủ tọa

  • GS. Raymond Lee, Phó Trưởng khoa (Kết nối toàn cầu), Đại học Portsmouth, Đồng Chủ tịch Mạng lưới Giáo dục đại học Vương quốc Anh–Việt Nam

Tóm tắt và tổng kết

  • PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Liên hệ