Tiến sỹ Gad Lim hiện là Giám đốc nghiên cứu Chính tại Trung tâm Khảo thí ngôn ngữ tiếng Anh Cambridge, nơi ông chủ trì các công trình nghiên cứu về đánh giá kỹ năng viết, thiết lập tiêu chuẩn và chứng chỉ IELTS. Nghiên cứu của ông được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm là một người chấm thi, người viết tiểu mục đề thi, người thiết kế bài thi và giám đốc phát triển đề thi.
Ông đã giảng dạy tại các trường đại học và đào tạo giáo viên ngôn ngữ tại châu Á, Úc, Bắc Mỹ và Châu Âu. Gad Lim cũng là người đọc phản biện cho hầu hết những tạp chí lớn về khảo thí ngôn ngữ, và đã thuyết trình và xuất bản nhiều trong các lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, EAP (Tiếng Anh phục vụ học thuật), đánh giá năng lực, xây dựng thang đánh giá và tập huấn giám khảo, xác trị đề kiểm tra, thiết lập tiêu chuẩn và về Khung tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR). Ông nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học Michigan.
Abstract
Kiểm tra đánh giá theo hướng chuẩn hóa hỗ trợ phát triển ngôn ngữ trong hệ thống trường học: Những góc nhìn khác từ Giáo dục
Một trong những câu hỏi được đưa ra trong chủ đề hội nghị năm nay là: Các bài kiểm tra đánh giá theo hướng chuẩn hóa và kiểm tra đánh giá dựa trên năng lực có vai trò gì để giúp các nước Đông Á hiện thực hóa những tham vọng nâng cao năng lực ngoại ngữ của giáo viên và người học, với những hệ quả tiêu cực và thách thức khi sử dụng các loại bài kiểm tra này?
Trong bài tham luận này, tôi đã đúc kết từ công trình của những nhà lý luận về chính sách giáo dục, xem xét cách thức những lý tưởng trong giáo dục, trong đó bao gồm sự ưu tú, công bằng và bình đẳng, có thể mâu thuẫn lẫn nhau ra sao, và cách giải quyết các mâu thuẫn này thông qua chính sách.
Tôi áp dụng quan điểm của họ cho vấn đề nâng cao năng lực ngoại ngữ ở cấp hệ thống giáo dục, từ đó làm sáng tỏ vai trò của các bài kiểm tra đánh giá theo hướng chuẩn hóa trong những nỗ lực này, hướng tới tác dụng tối đa của bài kiểm tra đánh giá theo hướng chuẩn hóa cho mục tiêu đề ra. Bài tham luận cho thấy rằng việc theo đuổi chất lượng, theo những chính sách tập trung một mục tiêu duy nhất là quá trình học tập và hỗ trợ cho quá trình học mà tôi định nghĩa cụ thể trong tham luận của mình là sự đảm bảo tốt nhất để đạt được những mục tiêu trong dài hạn.