Dr Jessica Wu

Bà Jessica Wu có bằng Tiến sỹ về Khảo thí Ngoại ngữ. Bà hiện đang là Giám đốc Chương Trình tại phòng Nghiên cứu và Phát triển thuộc Trung Tâm Đào Tạo và Khảo thí Ngôn ngữ Đài Loan. Bà còn giảng dạy môn học khảo thí ngôn ngữ thuộc chương trình Tiến sỹ tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Tiến sĩ Wu đã và đang tích cực tham gia nghiên cứu và phát triển GEPT, kỳ thi Tiếng Anh dành cho người học ở mọi cấp độ tại Đài Loan. Bên cạnh đó, bà còn là cố vấn chính phủ cấp quốc gia về phát triển các bài thi đánh giá ngôn ngữ thứ nhất. Bà đã xuất bản nhiều bài báo và chương sách trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá ngôn ngữ và trình bày công trình nghiên cứu tại nhiều hội nghị trên thế giới.  Bà hiện đang giữ chức vụ Đồng Chủ tịch của Hiệp hội Châu Á về Khảo thí Ngôn ngữ (AALA). 

Abstract

Bài thi tiếng Anh phù hợp với địa phương: Tính địa phương, tính toàn cầu và tính xác thực

Khác với những bài kiểm tra ngôn ngữ quốc tế chung dành cho đối tượng thí sinh toàn cầu, các bài thi ngoại ngữ Tiếng Anh Châu Á được xây dựng cho từng quốc gia được đánh giá là phù hợp hơn để đánh giá năng lực ngoại ngữ của người học tại các nước này vì các bài thi này được thiết kế phù hợp với từng hệ thống giáo dục cụ thể và bối cảnh sử dụng trong khu vực. 

Tuy nhiên, những giá trị của bài kiểm tra ở cấp địa phương sẽ chỉ là lý thuyết, trừ khi chúng được hiện thực hoá trong quá trình sản xuất đề thi và được hỗ trợ bởi các bằng chứng xác trị. Đó là một thách thức cở bản đối với người phát triển đề thi. Khó khăn hơn cả, là ngay cả khi việc địa phương hóa bài thi đã được thực hiện, những bài kiểm tra đánh giá này vẫn không được ưa chuộng trong thị trường khu vực bởi sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa, cũng như trình độ chuyên môn khảo thí hạn chế của các bên liên quan. Vì thế, các bài thi địa phương đang phải đối mặt với một thách thức khác  là tìm kiểm sự cân bằng tối ưu giữa tính chất địa phương và tính toàn cầu để trở nên bền vững. 

Mục tiêu của bài trình bày này là thảo luận hai thách thức của bài thi ở cấp địa phương. Tôi sẽ chia sẻ về thực tiễn từ bài thi GEPT tại Đài Loan, từ đó thảo luận những yếu tố hoặc tính chất cơ bản của bài thi được thiết kế cho địa phương, trong mối tương quan với khuôn khổ nhận thức xã hội về phát triển và xác trị bài thi (Weir, 2005; O’Sullivan & Weir, 2011; O’Sullivan, 2011; 2015). Tôi cũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bài thi GEPT trong việc đối phó với thử thách thứ hai qua nhiều dự án.

Trong khi những bài thi địa phương đang hướng tới toàn cầu hóa, các nhà xây dựng bài thi quốc tế đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới thị trường địa phương. Trong kết luận của mình, tôi sẽ đưa ra đề xuất tiếp cận những vấn đề nêu trên phương diện xác trị, nhờ vào các nhà phát triển đề thi tại địa phương và quốc tế.