Tiến sĩ Paul Seedhouse là Giáo sư ngành Ngôn ngữ học Giáo dục và Ngôn Ngữ Ứng dụng tại Đại học Newcastle, Vương Quốc Anh. Ông đã xuất bản 7 cuốn sách và hơn 60 bài báo và chương sách trong lĩnh vực ngôn ngữ ứng dụng và ngôn ngữ giảng dạy. Chuyên khảo của ông “The Interactional Architecture of the Language Classroom” (tạm dịch: Kiến trúc Tương tác của Lớp học Ngôn ngữ) đã đạt Giải Mildenberger của Hiệp Hội Ngôn ngữ Hiện đại Hoa Kỳ năm 2005. Ông đã được nhận 4 suất tài trợ từ Hội đồng Anh và IELTS để nghiên cứu các khía cạnh của sự tương tác trong bài thi Kỹ năng Nói của chứng chỉ IELTS và chuẩn bị xuất bản cuốn sách “The Discourse of the IELTS Speaking Test” (“Diễn ngôn của Bài thi Kỹ năng Nói chứng chỉ IELTS”) trong năm tới.
Abstract
Bài thi kỹ năng nói IELTS: Thiết kế tương tác và Thực hành trong bối cảnh toàn cầu
Bài kiểm tra kỹ năng Nói (một phần của bài thi Chứng chỉ IELTS) được sử dụng trên toàn thế giới để đánh giá liệu một ứng viên có khả năng giao tiếp hiệu quả trong các chương trình học tại các trường đại học nói tiếng Anh hay không. Bài tham luận này báo cáo kết quả nghiên cứu của 3 dự án do Hội đồng Anh/IELTS tài trợ nghiên cứu các khía cạnh của cấu trúc tương tác trong bài thi kỹ năng Nói IELTS.
Bài tham luận mô tả ngắn gọn về 3 kho ngữ liệu được xây dựng bao gồm 257 bản ghi âm và bản phiên âm các phần thi kỹ năng nói kéo dài 11-14 phút từ xung quanh thế giới. Tôi sẽ giải thích ngắn gọn những gì diễn ra trong 3 phần của Bài thi kỹ năng Nói và cách đánh giá sự thể hiện của thí sinh. Áp dụng quan điểm Conversation Analysis (Phân tích Hội thoại), các kết quả nghiên cứu được trình bày về cách tổ chức lượt lời, trật tự chuỗi, sửa lời và cách phát triển chủ đề để đạt được mục tiêu tổ chức. Dựa trên những kết quả quan sát được từ dữ liệu, thiết kế tương tác được so sánh với thực tiễn tương tác của bài thi.
Sau đó, tôi đưa ra một số ví dụ ứng dụng, cách sử dụng kết quả phân tích các dữ liệu để cung cấp thông tin cho việc thiết kế bài thi và tập huấn giám khảo, đặc biệt là vấn đề phân tách chủ đề và thiết kế tiếp thụ.
Tôi cũng báo cáo về hai nghiên cứu về mối liên quan giữa các đặc điểm của diễn ngôn bài thi nói của thí sinh và điểm số của thí sinh đó nhận được.
Cuối cùng tôi xem xét một vấn đề phổ quát: kết quả trình bày nói ở một loại hình diễn ngôn nhất định có thể giúp dự đoán năng lực trình bày nói của thí sinh ở một loại hình diễn ngôn khác trong tương lai ở mức độ nào?