discussion
Thảo luận hợp tác nghiên cứu ©

British Council

Hỗ trợ REL thuộc Chương trình Phát triển chuyên môn và găn kết cộng đồng (PDE) của Quỹ Newton, cung cấp bởi Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp thuộc Chính phủ Vương quốc Anh và do Hội đồng Anh triển khai. Quỹ Newton xây dựng hợp tác nghiên cứu và đổi mới sáng tạo để hỗ trỡ phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nâng cao năng lực về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo nhằm tới mục tiêu phát triển bền vững lâu dài.

Chương trình “Kết nối Xây dựng Môi trường nghiên cứu” (REL) hỗ trợ hợp tác Việt Nam – Vương quốc Anh thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi tri thức và kinh nghiệm điển hình, phát triển và triển khai các hoạt động thí điểm trong các lĩnh vực liên quan đến cấu phần Nâng cao năng lực của Quỹ Newton. Hoạt động hợp tác do cơ quan nghiên cứu của Việt Nam chủ động đề xuất và kết hợp với các trường đại học hoặc tổ chức nghiên cứu của Vương quốc Anh. Các dự án được xây dựng một cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu sở tại, cho phép các đơn vị thụ hưởng sử dụng nguồn tri thức chuyên môn của đối tác Vương quốc Anh và tập trung hợp tác trong các vấn đề ưu tiên.

Từ năm 2017, chương trình REL đã mở hai đợt kêu gọi nộp hồ sơ. Tìm hiểu các dự án đã và đang được tài trợ dưới đây.

Dự án đang triển khai: "Hướng tới giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi trước các nguy cơ ven biển: Cách tiếp cận phân tích dữ liệu lớn"

  • Đơn vị chủ trì của Việt Nam: Đại học Thủy lợi
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Queen's Belfast

Dự án đang triển khai: "Chế tạo cảm biến khí ứng dụng cho Y sinh và Môi trường trong Thành phố Thông minh và Nông nghiệp tại Việt Nam: Hướng đến xây dựng Trung tâm Khoa học Nano Việt Nam"

  • Đơn vị chủ trì của Việt Nam: Trung tâm Nghiên cứu triển khai - Khu Công nghệ cao
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học York

Dự án đang triển khai: "Mạng lưới xuất sắc và Hi-Tech Hub cho Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam thông qua sự hợp tác giữa Anh và Việt Nam trong Sản xuất thông minh (i4SMART)"

  • Đơn vị chủ trì của Việt Nam: Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Greenwich

Dự án đang triển khai: "Trung tâm Kiến thức Kinh tế Tuần hoàn: Thúc đẩy nghiên cứu đa ngành, nâng cao năng lực và lãnh đạo"

  • Đơn vị chủ trì của Việt Nam: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Aston

Dự án đang triển khai: "Tăng cường khả năng thích ứng Y tế công cộng tại Việt Nam: xây dựng mô hình cảnh báo sớm sử dụng Trí tuệ Nhân tạo"

  • Đơn vị chủ trì của Việt Nam: Đại học Y tế công cộng
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Queen's Belfast

Dự án đã hoàn thành: “Ứng dụng liệu pháp hormone trong nâng cao khả năng sinh sản đàn bò sữa Việt Nam”

  • Đơn vị chủ trì dự án của Việt Nam: Viện Nghiên cứu Bảo tồn đa dạng sinh học và Bệnh nhiệt đới
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Edinburgh

Cải thiện khả năng sinh sản ở bò sữa Việt Nam

Hiện tại, chỉ có 30% lượng tiêu thụ sữa của Việt Nam được đáp ứng từ sản xuất tại nhà, phần còn lại được nhập khẩu. Gần đây số lượng đàn bò sữa Việt Nam đã mở rộng nhưng bị hạn chế bởi vấn đề sinh sản của đàn bò sữa. Cải thiện khả năng sinh sản của đàn sẽ tăng sản lượng sữa từ đàn hiện có.

Dự án đã tổ chức một chuyến trao đổi chuyên môn tới Vương quốc Anh để chia sẻ kiến ​​thức và kỹ năng cho các nhà khoa học Việt Nam. Tại Việt Nam, 900 con bò sữa đang gặp khó khăn trong tái sinh sản đã được kiểm tra và chẩn đoán các điều kiện ngăn cản rụng trứng. Chuỗi hội thảo tại Việt Nam đã nhấn mạnh các vấn đề tồn tại đang xảy ra với nông dân chăn nuôi bò sữa, bác sĩ thú y và chuyên gia tư vấn trang trại, với tài liệu được sản xuất để giúp cán bộ chăn nuôi chẩn đoán chính xác các vấn đề sinh sản để điều trị thích hợp.

"Nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa đồng nghĩa với việc nông dân Việt Nam có nhiều sữa hơn để bán và ít phụ thuộc vào việc nhập khẩu sữa.", Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử Thanh Long, Chủ nhiệm dự án cho biết.

Xem thêm video tổng kết dự án. 

Dự án đã hoàn thành: “Hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng, hiệu quả và an toàn dựa trên nền tảng Internet Vạn vật (IoT-RESA)”

  • Đơn vị chủ trì dự án của Việt Nam: Đại học Duy Tân
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Queen's Belfast

Internet Vạn vật: Tương lai của nông nghiệp thông minh

Tại Việt Nam, hơn 45% nguồn nhân lực lượng tập trung vào nông nghiệp nhưng chỉ đóng góp chưa đến 20% GDP. Dự án đề xuất các giải pháp Internet vạn vật (IoT) nhằm thiết lập một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững đáp ứng về an toàn, hiệu quả và thích ứng (viết tắt là IoT-RESA).

Được triển khai bởi TS. Võ Nguyên Sơn, Đại học Duy Tân, Việt Nam và GS. Dương Quang Trung, Đại học Queen's Belfast, Vương quốc Anh, dự án đã kết nối các nhà khoa học đến từ Việt Nam và Vương quốc Anh cùng làm việc chặt chẽ để tìm ra các giải pháp IoT nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp tại Việt Nam theo hướng nâng cao sự an toàn, hiệu quả và khả năng thích ứng. Trong một năm, các nhà khoa học đã xuất bản 12 bài báo được trình bày tại các hội nghị uy tín và 12 bài báo được xuất bản trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao. Thông qua dự án, ba hội nghị quốc tế, một hội thảo, môt tuần đào tạo, môt trại hè nghiên cứu và năm trao đổi nghiên cứu được tổ chức thực hiện và thu hút hơn 500 nhà khoa học, các đối tác, lãnh đạo, những nhà nghiên cứu trẻ, và các đơn vị/ cá nhân liên quan,... cùng trao đổi và chia sẻ nhằm tối đa hóa tác động của dự án.

Dự án cũng đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao các kỹ năng và kiến ​​thức nghiên cứu cho nguồn nhân lực tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và IoT. Dự án đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về các giải pháp IoT trong việc giải quyết các vấn đề của nông nghiệp ở tầm quốc gia, qua đó thu hút thêm nhiều đầu tư từ các viện nghiên cứu hàn lâm và công nghệ của Vương quốc Anh nhằm xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp dựa trên IoT vì mục đích phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

"Dự án đã khuyến khích các chuyên gia từ Vương quốc Anh và các nhà nghiên cứu từ Việt Nam áp dụng các giải pháp Internet Vạn vật vào nông nghiệp tại Việt Nam." GS. Dương Quang Trung, Đại học Queen's Belfast, Vương quốc Anh.

Dự án đã hoàn thành: “Thiết lập nghiên cứu Internet Vạn vật để góp phần xây dựng các thành phố tương lai và xã hội Việt Nam bền vững"

  • Đơn vị chủ trì dự án của Việt Nam: Viện Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Liverpool

Internet Vạn vật - Công nghệ có thể biển đổi nông nghiệp và cách thức quản lý thành phố thông minh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với mật độ dân số cao tại các thành phố lớn, nơi dự án tập trung vào nâng cao năng lực đội ngũ lao động công nghệ trong lĩnh vực Internet Vạn vật (IoT). Nguồn nhân lực có trình độ cao có thể tăng khả năng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hiệu quả hơn và bền vững hơn. Ngoài ra, các công nghệ ứng dụng IoT góp phần giảm thiểu tiêu thụ điện năng và tăng khả năng phục hồi môi trường của quốc gia.

Dự án đã phổ biến và lan tỏa kiến thức cho hơn 200 chuyên gia và sinh viên thông qua một khóa học chuyên ngành và một hội thảo mùa hè; thúc đẩy các ứng dụng IoT khác nhau như tưới tiêu thông minh trong nông nghiệp, giám sát ô nhiễm không khí trong thành phố, giám sát ô nhiễm nước để nuôi trồng thủy sản hiệu quả, phát hiện bức xạ dưới hầm mỏ, phát hiện cháy rừng, nghiên cứu kênh truyền thông IoT hiệu quả; đào tạo chuyên môn cho năm cán bộ của đơn vị tại Đại học Liverpool và xuất bản năm kỷ yếu hội nghị của IEEE và một tạp chí khoa học được xếp trong danh mục ISI và xếp hạng Q2 bởi Scimago.

Dự án định vị Vương quốc Anh là quốc gia dẫn đầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng doanh nghiệp công nghệ cao bằng cách thúc đẩy sự tham gia học tập chặt chẽ với các ngành công nghiệp được lựa chọn tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này cũng là một môi trường phong phú để có thể kiểm định lại các cơ chế nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin/ IoT an toàn và bảo mật. Các kết quả của nghiên cứu giúp tăng năng lực nghiên cứu triển khai ra tầm quốc tế của đơn vị nghiên cứu Việt Nam và và mở ra cơ hội tiếp cận và hợp tác lâu dài với các tổ chức khác của Vương quốc Anh.

Xem video tổng kết dự án.

Dự án đã hoàn thành: “Nâng cao năng lực cho Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc xây dựng Trung tâm ươm tạo các sáng kiến tạo tác động xã hội"

  • Đơn vị chủ trì dự án của Việt Nam: Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Northampton

Impact Space: Vườn ươm đầu tiên của các nhà sáng tạo xã hội tại Việt Nam

"Đổi mới sáng tạo cho một Việt Nam tốt đẹp hơn!"

Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội và môi trường. Thanh niên cần phải là một lực lượng quan trọng để phát triển một nền kinh tế bao gồm tất cả mọi người và bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Trung tâm đổi mới xã hội và khởi nghiệp (CSIE) thuộc Đại học Kinh tế Quốc gia thực hiện sứ mệnh phát triển thế hệ đó.

Dự án đã nghiên cứu và hoàn thành các nghiên cứu thị trường, kế hoạch kinh doanh và các công cụ đo lường tác động xã hội của Impact space. Từ đó, thương hiệu CSIE đã được xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự của CSIE. Bên cạnh đó, hệ sinh thái Impact Space được xây dựng thông qua đào tạo đội ngũ nòng cốt, của các cố vấn, huấn luyện viên; cạnh tranh đổi mới xã hội được thiết kế và thực hiện; báo cáo quốc gia về lĩnh vực kinh doanh tác động xã hội và tổ chức hội thảo công cộng tại làng Impact trong Techfest 2019 đã được các đối tác dự án đồng thực hiện.

Dự án đã củng cố vị thế của Vương quốc Anh như một quốc gia dẫn đầu trong đổi mới doanh nghiệp xã hội và xã hội ở Việt Nam. Và điều này được thể hiện qua sự ký kết thành công Biên bản ghi nhớ chiến lược giữa Đại học Northampton, Vương quốc Anh và Đại học Kinh tế Quốc gia, Việt Nam.

Dự án đã hoàn thành: “Thu thập giá cả trực tuyến và ứng báo lạm phát”

  • Đơn vị chủ trì dự án của Việt Nam: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia - Hà Nội  
  • Đối tác Vương quốc Anh: Đại học Swansea

Cho đến gần đây, quy trình dự báo lạm phát rất tốn kém, phức tạp, chậm cập nhật, và cần đến một sự đổi mới sáng tạo. Sự hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Swansea (Vương quốc Anh) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR (Việt Nam) do Quỹ Newton tài trợ và do Hội đồng Anh triển khai được hình thành để giải quyết vấn đề này.

Để đáp ứng nhu cầu cho một phương pháp dự báo lạm phát ít tốn kém và kịp thời, dự án đã xây dựng một quy trình tự động nhằm thu thập mức giá của các hàng hóa được niêm yết công khai trên các trang bán hàng trực tuyến ở Việt Nam và sử dụng số liệu này để tính toán chỉ số dự báo lạm phát. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cho các nghiên cứu viên ở VEPR và các tổ chức khác ở Việt Nam (ví dụ như trường Đại học Ngoại thương), cũng như tham gia với các tổ chức hoạch định chính sách (ví dụ như Tổng cục Thống kê Việt nam). 

"Ứng dụng phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) trong nghiên cứu kinh tế học và hoạch định chính sách sẽ đóng góp vào quá trình chuyển hóa sang nền kinh tế số ở Việt Nam.", GS. Sasha Talavera, Đại học Swansea, Vương quốc Anh.

Dự án này có thể quảng bá Vương quốc Anh với tư cách là quốc gia dẫn đầu trong việc tiến hành nghiên cứu đa ngành và đổi mới sáng tạo cũng như vai trò chủ động của Vương quốc Anh trong việc nâng cao năng lực và lan tỏa tri ​​thức. Dự án này cũng củng cố mối liên hệ giữa các viện nghiên cứu và chính phủ, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các tổ chức này nhằm ứng dụng các kết quả từ nghiên cứu hàn lâm vào việc hoạch định chính sách.

Xem thêm video tổng kết dự án.

Dự án đã hoàn thành: “Xây dựng cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái cho phát triển bền vững nghề cá và đa dạng sinh học biển ở Việt Nam”

  • Đơn vị chủ trì dự án của Việt Nam: Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF)
  • Đối tác Vương quốc Anh: Trung tâm Khoa học Môi trường, Thuỷ sản và Nuôi trồng Thủy sản (Cefas)

Nội dung chính của dự án này nhằm tăng cường năng lực và mối liên kết giữa các nhà khoa học thủy sản ở Vương quốc Anh và Việt Nam, song song với việc xác định các khó khăn chủ yếu để đạt được trạng thái môi trường tốt. Dự án cũng bao gồm cả việc phân tích thành phần dữ liệu để xác định vùng sinh thái cho quản lý. Phân tích này sử dụng dữ liệu có sẵn để mô tả về đặc điểm môi trường và sinh học ở biển Việt Nam, nhằm tái cấu trúc các vùng quản lý hiện nay với mục tiêu phản ánh trực tiếp hơn ranh giới sinh thái ở vùng biển Việt Nam (là Đơn vị hệ sinh thái, hoặc EPU). Mặc dù nằm ngoài phạm vi của một dự án một năm để đạt được khung đánh giá tích hợp đầy đủ cho vùng biển Việt Nam, phân tích được thực hiện như một phần của dự án này là một khía cạnh quan trọng để bắt đầu quá trình hướng đến việc quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái (EBM). 

Đọc thêm báo cáo tại đây.