Preschool children in Vietnam today are mostly directed by their parents to learn foreign languages, mainly English. Expert Neil Roberts, Deputy Director of the British Council Teaching Center, spoke with Vietnamnet reporter.
Should learn foreign language before age 15
Based on your practical experience, what is the appropriate age for Vietnamese children to start learning English in particular and foreign languages in general?
Neil Roberts: A lot of time, effort and money has been spent on this controversial issue, but the results are still unclear because it is almost impossible to separate age from other related factors, such as learning environment, motivation and teaching quality.
Many people believe that there is a “best age” for learning a foreign language and this applies to learning a second language. This is the age when children are developing and their brains are most likely to help them succeed in learning a foreign language.
Most people believe that this is the pre-puberty age and that this is the period when children tend to rely more on their innate learning abilities. By the time they reach puberty, learners tend to rely on more formal learning “strategies and skills”. This may make children more successful in learning foreign languages than adults. However, this success in children learning foreign languages may also be due to other factors such as children spending more time in school than adults, or because they have more exposure to English through television and the Internet.
It is a well-established fact that children who learn a second language before the age of 15 are generally more likely to communicate fluently like native speakers.
Việc cho học sinh độ tuổi mầm non tiếp xúc với ngoại ngữ nên xác định là học nghiêm chỉnh, chính xác ngay từ đầu, hay chỉ là hoạt động vui chơi làm quen? Điều kiện cần nhất khi tổ chức dạy học/ làm quen với ngoại ngữ cho trẻ là gì, thưa ông?
Neil Roberts: Tôi không cho rằng có một phương pháp nhất định phải theo để dạy ngoại ngữ cho trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, sở thích khác nhau và học tập trong những môi trường khác nhau. Giáo viên cần phải hiểu rõ về cách thức trẻ có thể tiếp thu một ngoại ngữ và sử dụng hiểu biết này để có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng em trong một tập thể nhất định.
Đối với trẻ, không nhất thiết phải quá nặng nề phân biệt giữa “học mà chơi” hay học nghiêm túc. Với thực tế là trẻ em có thể học được rất nhiều khi chơi; phụ huynh và học sinh cần rất xem trọng các cơ hội để tạo không gian cho trẻ “chơi mà học” trong quá trình học tập. Trong khi chơi, trẻ có thể thử những vai trò mới, ngôn ngữ mới và thông thường, những gì trẻ thể hiện thường vượt ra khỏi khuôn khổ khả năng của chúng trong các lớp học. Đồng thời, trong khi chơi, trẻ có thể có những phát hiện về ngôn ngữ - những phát hiện “tự thân” này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được “truyền đạt” bởi giáo viên. Vì thế, vai trò của giáo viên là hỗ trợ, hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ sử dụng những công cụ ngôn ngữ cần thiết, gợi ý và đưa ra những thử thách để trẻ vượt qua và tiếp thu bài.
Một trong những mối quan tâm của tôi trong việc dạy trẻ là công tác đánh giá và kiểm tra. Một thực tế không thể phủ nhận là các bài kiểm tra là một phần của cuộc sống, đặc biệt là ở trường trung học, trẻ cần phát triển các kỹ năng để hoàn thành tốt các bài kiểm tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, trẻ có xu hướng học ngoại ngữ tốt hơn khi chúng thích thú và có động lực học ngôn ngữ này trong bối cảnh quen thuộc. Ví dụ, chúng ta thường thấy các em được yêu cầu tự mình hoàn thành một bài kiểm tra để đánh giá khả năng của cá nhân học sinh. Tuy nhiên, điều này lại đi ngược lại với mục đích sử dụng ngôn ngữ thông thường, đó là giao tiếp với người khác. Chúng ta gọi đâylà khoảng cách giữa giảng dạy và kiểm tra. Ngôn ngữ là để giao tiếp và thành công thực sự với một ngôn ngữ là khi chúng ta có khả năng nêu và tiếp nhận các ý kiến, quan điểm cũng như những ảnh hưởng tạo ra bởi những gì được truyền đạt thông qua ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thì thường chỉ thấy được sự tiến bộ của con cái mình thông qua điểm số, hơn là cách đánh giá học sinh một cách liên tục, đặt trong bối cảnh sử dụng ngôn ngữ thực tế như đã nói ở trên.
Cho trẻ sự khuyến khích thay vì ép buộc
Phụ huynh Việt Nam thường chia làm hai “phe”: Với số đông mong muốn con càng sớm biết ngoại ngữ càng tốt, và một phần cho rằng con nên biết đọc, biết viết sõi tiếng Việt mới bắt đầu học ngoại ngữ. Ông chia sẻ như thế nào với phụ huynh của cả hai quan điểm này?
Neil Roberts: Trước tiên, tôi cho rằng chúng ta cần phân biệt giữa song ngữ và học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ như các con tôi có bố nói tiếng Anh, mẹ nói tiếng Việt. Chúng lớn lên, được nghe cả hai ngôn ngữ ở nhà. Kết quả là chúng khá thoải mái trong việc sử dụng và hiểu cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đó là song ngữ.
Còn hầu hết học sinh Việt Nam học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Nó khác với song ngữ. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng học ngoại ngữ ở độ tuổi khi còn quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiếng mẹ đẻ của trẻ. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng độ tuổi quan trọng để phát triển tiếng mẹ đẻ ở trẻ là từ 2-4 tuổi.
Hai nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1987 và 1991 cho thấy sự tiếp nhận ngôn ngữ đầu tiên của trẻ có thể bị chậm lại nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai trong một thời gian dài ở trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ. Một số phụ huynh thậm chí còn cảm thấy cần ngưng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà, nhưng điều này có thể dẫn đến những bối rối và mất tự tin ở trẻ.
Nhiều phụ huynh sau khi cho con học trường mầm non, tiểu học quốc tế đã phải “rút” con về trường công lập, với lý do con nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt. Theo ông, “lỗi” ở đây là do phương pháp tổ chức dạy học hay do độ tuổi của học sinh?
Neil Roberts: Bất kể trẻ học tiếng Anh từ khi nào thì theo kinh nghiệm của tôi, học sinh phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất thường là những trẻ em đến từ những môi trường thân thiện và hỗ trợ cho trẻ. Điều này không có nghĩa là phụ huynh cần phải nói tiếng Anh mà họ cần quan tâm tới việc trẻ học gì, thường xuyên khuyến khích, khen ngợi bất cứ tiến bộ nào của trẻ, dù tiến bộ đó có khiêm tốn như thế nào.
Có thể thấy nhiều phụ huynh quyết định chuyển con từ trường quốc tế sang trường công khi thấy tiếng Anh của trẻ tốt hơn tiếng Việt. Như đã nói ở trên, thực sự là khó khăn với cha mẹ khi vừa muốn con mình nói tiếng Anh tốt, vừa muốn trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ. Đối với trẻ học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, có thể việc dành phần lớn việc học tập cho tiếng mẹ đẻ ở trường mầm non sẽ hữu ích. Quan trọng là khi học bất cứ ngôn ngữ nào cũng phải được sự hướng dẫn và hỗ trợ tốt, thay vì ép buộc.
Ở Anh, việc cho trẻ làm quen với ngoại ngữ thường bắt đầu ở độ tuổi nào, và các em thường học ngôn ngữ gì, thưa ông? Nhà trường, phụ huynh thường mong muốn gì khi cho trẻ làm quen với ngoại ngữ?
Neil Roberts: Theo chương trình chuẩn của Vương quốc Anh, trẻ em nên bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai từ giai đoạn 6-7 tuổi. Những ngôn ngữ phổ biến nhất của học sinh Anh là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Trung.
Parents in the UK are increasingly aware of the benefits for children of learning a second language in later life. However, with foreign languages not compulsory until the age of 14, the challenge for schools, teachers and parents is to make children themselves see the need to learn these wonderful subjects.
Thank you!