“Sự yếu ớt kia ơi, tên ngươi là đàn bà đấy!” (Hamlet, Màn 1, Cảnh 2)
Hamlet đã nói vậy trong màn đầu tiên của vở kịch cùng tên ra đời năm 1601. Hàng trăm năm sau lời than vãn cáu giận của Hamlet thì những quan điểm không dễ chịu, dễ gây tổn thương tương tự vẫn tồn tại ở Việt Nam và Nhóm Đa dạng của Hội đồng Anh đã chọn giới tính làm trọng tâm Tuần lễ đa dạng và hòa nhập năm nay.
'Tuần lễ Đa dạng và hòa nhập' là một cơ hội để chúng tôi tôn vinh sự đa dạng, nhìn lại và đánh giá những gì chúng tôi đã làm để thúc đẩy bình đẳng, đa dạng và hòa nhập. Đó là một cơ hội để kích thích thảo luận và suy nghĩ với các đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, bạn bè và gia đình của chúng tôi, đưa ra các câu hỏi và chia sẻ suy nghĩ và kiến thức chuyên môn để khuyến khích quảng bá rộng rãi hơn và cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng và lợi ích của sự bình đẳng, đa dạng và hòa nhập.
Trọng tâm chúng tôi không chỉ tập trung vào người phụ nữ như thông thường. Trên thực tế trong nhiều trường hợp, phụ nữ thường không được tiếp cận bình đẳng trong giáo dục, chế độ lương bổng, tự do cá nhân vì vậy tập trung vào vấn đề giới không chỉ tập trung vào phụ nữ mà thôi.
Giới tính của một người là một phần bản sắc của mỗi cá nhân cùng với rất nhiều yếu tố khác như tuổi, khuyết tật, chủng tộc và dân tộc, tôn giáo và niềm tin, xu hướng tình dục và cuộc sống ngoài công việc sẽ có ảnh hưởng đến cách một người trải nghiệm thế giới.
Trọng tâm của chúng tôi về vấn đề giới đã làm nổi bật cả hai cách thức mà các khuôn mẫu khác nhau về giới có thể trao quyền lực cho một nhóm người nhưng lại làm một nhóm người khác trở thành yếu thế và thừa nhận rằng giới tính không thể tách rời với các khía cạnh khác của bản sắc, kể cả những khía cạnh chúng ta đã xác định trong chính sách hòa nhập. Trong suốt 'Tuần lễ Đa dạng và hòa nhập', thông qua thấu kính giới tính, chúng tôi cũng khám phá các đặc điểm được bảo vệ khác tạo nên bản sắc đa dạng của con người.
"Hãy ghép hành động vào lời nói và đưa lời nói vào hành động" (Hamlet, Màn 3, Cảnh 2)
Giống lời khuyên của Hamlet với những người diễn trong vở kịch, chúng tôi đã tập hợp một loạt các hoạt động hấp dẫn và thú vị (chúng tôi hy vọng thế) trong tuần lễ này cho nhân viên, khách hàng và đối tác của chúng tôi, và các khán giả bên ngoài tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham gia. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy, thách thức, giáo dục và truyền cảm hứng thông qua các sự kiện và hoạt động này.
Trong nội bộ, chúng tôi đã mời UNESCO tổ chức một cuộc trò chuyện về giới và giáo dục, trong đó nhấn mạnh mối liên kết quan trọng giữa hai bên, cũng như ảnh hưởng của chính phủ và các phương tiện truyền thông về giới và giáo dục. Hội thảo về xu hướng tình dục, nhận dạng giới tính và thể hiện giới tính do NextGen/Hanoi Queer và Pride tổ chức đã dẫn tới những cuộc thảo luận về việc sửa đổi Kế hoạch Quốc gia của chúng tôi. Lớp học ngôn ngữ ký hiệu cho tất cả nhân viên cũng giới thiệu cách chuyển tải các vấn đề về giới và khuyết tật qua ngôn ngữ này. Hoạt động “Thư viện sống” của chúng tôi đã mang lại những cái nhìn mang bản sắc cá nhân cho những vấn đề lớn hơn. Bữa trưa đa dạng mang lại kết thúc tốt đẹp cho tuần lễ này với những bếp trưởng là nhân viên của chúng tôi tự tay chuẩn bị các món ăn thức uống thể hiện cá tính dân tộc riêng của mình để mọi cùng thưởng thức trong khi cùng xem xét và thảo luận về ba thí dụ điển hình về giới.
Đội ngũ nhân viên tại các trung tâm giảng dạy của chúng tôi cũng đã cống hiến hết mình để đưa chủ đề giới vào thực tiễn lớp học và tạo cơ hội cho học sinh và phụ huynh tham gia vào các cuộc đối thoại giới tính. Một cuộc thi vẽ 'siêu anh hùng' đã thu hút được rất nhiều em học sinh tiểu học và trung học cơ sở tham gia. Các em học sinh tiểu học cũng rất thích thú với các bài học liên quan đến bình đẳng, đa dạng và hòa nhập trong khi các học viên THPT tham gia cuộc thi viết với chủ đề những định kiến giới tính và học viên người lớn tham gia câu lạc bộ tiếng Anh về các chủ đề công bằng, đa dạng và hòa nhập.
Các hoạt động của chúng tôi cũng đã vượt ra ngoài bức tường của Hội đồng Anh với các buổi chiếu phim Cô gái Đan Mạch, và Hamlet của Sarah Frankcom, với sự tham gia của Maxine Peake trong vai hoàng tử ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các bài thuyết trình và thảo luận quanh chủ đề LGBT, giới tính và nhà hát, giới tính và quyền lực trong các tác phẩm của Shakespeare đã diễn ra rất sôi nổi.
Nhân viên, khách hàng của chúng tôi và khán giả của chúng tôi rất thích thú, tưởng tượng và tham gia vào các vấn đề xung quanh chủ đề giới tính này. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì trong thực tế?
“Nói ‘sớm thôi’ thật dễ dàng" (Hamlet, Màn 3, Cảnh 2)
Tuần lễ đa dạng và hòa nhập không phải là sự kết thúc và nói rằng chúng tôi sẽ hành động dựa trên những điều chúng tôi học được hay được gây cảm hứng “sớm thôi" là chưa đủ. Chúng tôi sẽ cố gắng, để chuyển từ ngữ sang hành động tích cực trong công việc và cuộc sống của chúng tôi tốt hơn những gì đã diễn ra ở tuần lễ này - vì như Claudius đã nhận ra, từ ngữ không đi cùng với suy nghĩ sẽ không bao giờ đạt tới điều gì.
Adieu! – Hẹn gặp lại.