Chương trình Lưu trú FAMLAB Hè 2018 tại làng Bình Nghĩa, Ninh Thuận. ©

Lê Xuân Phong

Tổng quan

Di sản Văn hóa cho sự Phát triển đồng đều là một chương trình thí điểm kéo dài hai năm do Hội đồng Anh thực hiện tại Colombia, Kenya và Việt Nam, nhằm khai thác tiềm lực của các loại hình di sản văn hóa đến sự phát triển mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Di sản văn hóa trong bối cảnh này bao hàm các di sản vật thể đến các truyền thống văn hóa phi vật thể như âm nhạc hay ngôn ngữ, còn sự phát triển đồng đều nhằm chỉ các nỗ lực xóa bỏ mối quan hệ đối nghịch giữa phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo. Phiên bản Việt Nam của chương trình là dự án Di sản Kết nối – làm việc với các di sản nhạc và phim, đặc biệt là các giá trị ít được biết đến hoặc có nguy cơ mai một. 

Di sản nhạc và phim – đặc biệt là di sản của các nhóm lề hóa (do lý do kinh tế, xã hội hoặc chính trị), bao gồm các cộng đồng dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số - đang có xu hướng trở nên ít liên quan hơn đến sự phát triển về văn hoá và xã hội đương đại nói chung ở Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển. Một số các giá trị độc đáo của di sản nhạc và phim nhận được ít sự quan tâm và hỗ trợ, và do đó đối mặt với nguy cơ biến mất. Tình trạng này dẫn đến việc các cộng đồng gắn liền với các di sản gặp nhiều hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người và đóng góp cho phát triển xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường của đất nước.  

Dự án Di sản Kết nối sử dụng các hướng tiếp cận sáng tạo nhằm giúp các cộng đồng khác nhau đóng góp và hưởng lợi từ sự bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, qua đó đem lại sự phát triển bền vững và rộng khắp trong các ngành di sản. Dự án gồm hai hợp phần chính liên quan chặt chẽ: Di sản Cộng đồng, và FAMLAB (Phim, nhạc và lưu trữ). Các hoạt động của Hợp phần Một tập trung vào các nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại các cộng đồng địa phương, trong khi đó Hợp phần Hai hướng đến cộng đồng sáng tạo nói chung – đặc biệt là nghệ sĩ và khán giả - nhằm giúp khởi phát các dự án đương đại tương tác với các giá trị truyền thống.

Các hoạt động của dự án bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, tập huấn và nâng cao năng lực, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), cũng như các thử nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại.

Thông tin chi tiết vế dự án có thể tham khảo tại đây.

Hội đồng Anh Việt Nam đang tiềm kiếm một chuyên gia hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp, đối chiếu các nguồn dữ liệu thứ cấp, và tổng hợp tất cả vào một báo cáo tổng thể dựa theo quy trình giám sát và đánh giá. Quy trình giám sát và đánh giá bao gồm các tiêu chí của chương trình, kết quả, chỉ số và các nguồn tài liệu được phát triển và ứng dụng dựa trên đề xuất của ứng viên.

Phạm vi và mục tiêu: những hạng mục yêu cầu chính?

Mục tiêu chung của công việc là để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá cho Chương trình Di sản Văn hóa cho sự Phát triển đồng đều của Hội đồng Anh.

Các mục tiêu cụ thể gồm: 

  1. Thiết kế và triển khai các cuộc khảo sát ban đầu và kết thúc Dự án kéo dài trong vòng hai năm, lần đầu là tháng Ba 2019, kết thúc là tháng Ba 2020.
  2. Xem xét các biểu mẫu thu thập dữ liệu cho việc giám sát và đảm bảo những biểu mẫu này phù hợp với mục đích Dự án. 
  3. Phát triển cơ sở dữ liệu thuận tiện cho việc cập nhật liên tục trong suốt quá trình thực hiện, cũng như cho phép báo cáo bằng văn bản dựa theo các chỉ số giám sát thực hiện, như được nêu chi tiết trong Khung giám sát và đánh giá.
  4. Xây dựng một chuỗi các nghiên cứu thực tiễn chỉ ra những thay đổi tích cực mà Dự án mang lại cho những người tham gia, người thực hành sáng tạo, các tổ chức và những nhà làm chính sách.
  5. Cung cấp báo cáo phát hiệm từ các hoạt động giám sát và đánh giá được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên viên, ứng dụng các phương pháp và cho từng đối tượng khác nhau. Bảng kế hoạch chính thức cần phải thống nhất với Ban Dự án.

Yêu cầu chi tiêt cho từng mục tiêu được nêu rõ trong Phụ đính 1: Thông báo mời nộp Hồ sơ (RFP) – đường dẫn tải xuống được cung cấp ở bên dưới. 

Hồ sơ ứng tuyển sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • kinh nghiệm chuyên sâu về thiết kế và triển khai các công cụ đánh giá chất lượng cao, quy trình tổng hợp thông tin và phân tích.
  • có khả năng thiết kế và thực hiện loạt các phương pháp đánh giá, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa.
  • có khả năng làm việc chặt chẽ với nhóm triển khai dự án.
  • hiểu biết về chương trình và hoạt động của Hội đồng Anh.
  • có khả năng giao tiếp gồm cả kỹ năng nói và viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt 
  • có kinh nghiệm trong linh vực văn hóa và phát triển là một lợi thế. 

Chi tiết tại Điều 14 về Tiêu chi đánh giá trong Thông báo mời nộp Hồ sơ (RFP) – đường dẫn tải xuống được cung cấp ở bên dưới.

Cách thức nộp hồ sơ ứng tuyển

Yêu cầu bản mềm của Quy trình giám sát và đánh giá (M&E) bằng cách gửi email với tiêu đề CHfIG M&E đến địa chỉ phuongthao.nguyen@britishcouncil.org.vn 

Nộp hồ sơ ứng tuyển bao gồm:

  • thư ngỏ bày tỏ năng lực của bản thân phù hợp với công việc (một trang)
  • lý lịch nhấn mạnh kinh nghiệm/bằng cấp như yêu cầu trong Điều 9 của Thông báo nộp hồ sơ này – đường dẫn tải xuống được cung cấp ở bên dưới
  • đề xuất kế hoạch thực hiện và dự trù kinh phí (bao gồm các loại thuế hiện hành) cho 50 ngày làm việc trong khoảng tháng Ba 2019 và tháng Sáu 2021.

Mọi thắc mắc vui lòng gửi email về địa chỉ phuongthao.nguyen@britishcouncil.org.vn với tiêu đề CHfIG M&E trước ngày 25 tháng Hai 2019. 

Vui lòng gửi hồ sơ ứng tuyển về địa chỉ vnarts@britishcouncil.org.vn trước cuối ngày 31 tháng Ba 2019. 

Tham khảo Phụ đính 2 Hợp đồng cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp hoặc Tư vấn (mẫu đơn giản) để biết thêm thông tin.