Hội đồng Anh đang tìm kiếm một chuyên gia hoặc một nhóm nghiên cứu để thực hiện một nghiên cứu về cộng đồng nghệ sỹ và người biểu diễn cải lương tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam Việt Nam. Mục tiêu là thu thập những câu chuyện và kinh nghiệm của những cá nhân thực hành loại hình nghệ thuật này nhằm xây dựng lịch sử truyền miệng của ngành sâu khấu cải lương, từ đó có thể chia sẻ với các cá nhân thực hành nghệ thuật cũng như khán giả. Nghiên cứu này thuộc Hợp phần Hoạt động văn hóa cộng đồng trong khuôn khổ Dự án Di sản Kết nối, một dự án về Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều tại Việt Nam.
Thông báo mời nộp hồ sơ này mở cho mọi công dân trên mọi quốc gia. Chúng tôi khuyến khích các hồ sơ từ các nhà nghiên cứu tại Việt Nam và Vương quốc Anh.
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019
Bối cảnh
Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều là một dự án kéo dài hai năm, đang được triển khai thử nghiệm tại Colombia, Kenya và Việt Nam nhằm khai thác tiềm lực của các loại hình di sản văn hóa đến sự phát triển mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Di sản văn hóa trong bối cảnh này bao hàm nhiều lĩnh vực, từ những công trình xây dựng đến văn hóa truyền thống như âm nhạc và ngôn ngữ. Phát triển đồng đều nghĩa là làm việc cùng với tất cả những tầng lớp trong xã hội để hòa giải sự phân chia giữa tăng trưởng kinh tế, và đói nghèo và bất bình đẳng đang ngày một gia tăng.
Chúng tôi tin tưởng rằng khi mọi người cùng tham gia, học hỏi, đánh giá và phát huy di sản văn hóa của mình sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Cách làm việc theo hướng toàn diện này sẽ thu hút các cá nhân ở mọi tầng lớp và tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển phúc lợi xã hội. Di sản được khai thác theo hướng này sẽ là một nguồn lực bền vững; là một cách thức để lồng ghép sự tăng trưởng vào xã hội cũng như tôn vinh các giá trị truyền thống trong thế giới đang phát triển ngày nay.
Thông tin chi tiết về các nghiên cứu và các hướng tiếp cận ở các khu vực khác nhau cũng như các chương trình đa quốc gia, vui lòng tham khảo tại https://www.britishcouncil.org/arts/culture-development/cultural-heritage
Tại Việt Nam, dự án này sẽ làm việc với di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Dự án bao gồm hai hợp phần có liên kết chặt chẽ với nhau: Hoạt động văn hóa cộng đồng, và Lab Phim, Nhạc và Lưu trữ (FAMLAB – Film, Archive and Music Lab). Khởi động vào tháng 4 năm 2018, dự án nhằm kiến tạo các cơ hội mới để những cộng đồng trên khắp cả nước có thể đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa của họ, cũng như hưởng lợi từ chính quá trình đó.
Các hoạt động của dự án bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, tập huấn và nâng cao năng lực, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), cũng như các thử nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại.
Phạm vi công việc
- Nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm cấu thành nên lịch sử truyền miệng của sân khấu cải lương, thông qua việc khảo sát, thu thập hiện vật lưu trữ, và phỏng vấn trực tiếp với những cá nhân quan trọng bao gồm cả những người do Hội đồng Anh giới thiệu.
- Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành một chuỗi khảo sát bao gồm những cuộc phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn nhóm với các thành viên thuộc cộng đồng sân khấu cải lương, cũng như trực tiếp xem những buổi diễn cải lương nhằm có những hình dung sơ bộ về lịch sử truyền miệng của sân khấu cải lương.
- Nhóm nghiên cứu sẽ trình bày kết quả và những câu chuyện thu thập được thông qua một chuỗi các buổi nói chuyện với công chúng để khuyến khích các thành viên khác trong cộng đồng đóng góp vào việc xây dựng lịch sử truyền miệng của sân khấu cải lương.
- Nhà nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu sẽ chia sẻ các thông tin bao gồm các kết quả của nghiên cứu cũng như các thông tin liên lạc với giám tuyển (Xem thêm Phạm vi công việc của giám tuyển tại đây) để lên kế hoạch và dàn dựng một triển lãm đa phương tiện về lịch sử truyền miệng của sân khấu cải lương.
- Nhà nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu sẽ sản xuất ấn bản sách chuyên khảo lịch sử truyền miệng của sâu khấu cải lương. Hình thức cũng như yêu cầu chi tiết sẽ được thảo luận và bàn bạc sau.