MỜI NỘP HỒ SƠ

Các mốc thời gian quan trọng Các quốc gia hợp lệ
  • Thời gian nhận hồ sơ?
    6 tháng Tám – 5 tháng Chín 2021
  • Thời gian công bố kết quả?
    30 tháng Chín 2021
  • Thời điểm dự án phải kết thúc?
    Muộn nhất vào ngày 28 tháng Hai 2022
Vương quốc Anh và sáu quốc gia Đông Nam Á:
Indonesia
Malaysia
Myanmar
Philippines
Thái Lan
Việt Nam

Giới thiệu chương trình Kết nối thông qua Văn hóa 2021

Kết nối thông qua Văn hóa (CTC)  là một chương trình tài trợ được thực hiện bởi Hội đồng Anh tại Vương quốc Anh và Đông Nam Á trong vòng 16 năm qua, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua văn hóa – nghệ thuật. Phiên bản Đông Nam Á của chương trình Kết nối thông qua Văn hóa đã khởi động thành công vào tháng Tám 2019, đến nay đã trải qua ba đợt tài trợ với 34 dự án hợp tác trực tuyến/trao đổi vào năm 2019 và 38 dự án hợp tác trực tuyến vào năm 2020.

Chúng tôi xin thông báo chương trình tài trợ đợt 4 chính thức mở đơn từ ngày 6 tháng Tám đến ngày 5 tháng Chín 2021, rất mong nhận được đề xuất của các bạn. Mục tiêu chính của CTC là hỗ trợ các kết nối, trao đổi và hợp tác giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các nghệ sĩ, chuyên gia văn hóa, những người hoạt động sáng tạo và các tổ chức, nhóm, không gian, mạng lưới văn hóa – nghệ thuật. Với tình hình di chuyển quốc tế năm 2021 còn nhiều hạn chế và bất ổn, khoản tài trợ của CTC sẽ được sử dụng để phát triển các mối quan hệ mới và củng cố các mối quan hệ hiện tại giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á thông qua phương tiện trực tuyến/kỹ thuật số.

Hội đồng Anh hướng đến một xã hội cởi mở, đa dạng và hòa nhập, nỗ lực đóng góp tích cực vào các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu. Chúng tôi đặc biệt khuyến khích các hồ sơ tập trung vào chủ đề bình đẳng, đa dạng, hòa nhập hoặc tính bền vững môi trường.

Chương trình có những khoản tài trợ nào?

  Tài trợ hợp tác Vương quốc Anh – Đông Nam Á
Tài trợ cho cựu thành viên CTC Vương quốc Anh – Đông Nam Á (Mới!)
Giá trị  Tối đa £8.000 Tối đa £2.000
Mục đích Hỗ trợ hợp tác và kết nối trực tuyến/kỹ thuật số giữa Vương quốc Anh và Đông Nam Á để song hành phát triển các dự án văn hóa – nghệ thuật, hoặc tạo điều kiện trao đổi kỹ năng và kiến thức. Hỗ trợ các bên đã nhận tài trợ CTC Vương quốc Anh – Đông Nam Á tiếp tục hợp tác trực tuyến/kỹ thuật số trên nền tảng các dự án đã được tài trợ. Khoản tài trợ có thể dành cho hoạt động tiếp nối, tổng kết thảo luận hoặc khám phá các ý tưởng hợp tác mới.
Ai có thể nộp hồ sơ Các ứng viên chưa từng nhận tài trợ từ chương trình CTC Vương quốc Anh – Đông Nam Á. Các bên đã nhận tài trợ từ chương trình CTC Vương quốc Anh – Đông Nam Á (năm 2019 và 2020) và đã hoàn thành dự án.
  Các cá nhân là nghệ sĩ, chuyên gia văn hóa, nhà hoạt động sáng tạo, hoặc các tổ chức, nhóm, mạng lưới và trung tâm văn hóa tại Vương quốc Anh hoặc bất kỳ quốc gia nào trong số sáu quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) hợp lệ trong chương trình này.
  Ứng viên chính ở Vương quốc Anh phải đề xuất (các) Đối tác ở Đông Nam Á, hoặc Ứng viên chính ở Đông Nam Á phải đề xuất (các) Đối tác ở Vương quốc Anh. Ứng viên có thể đề xuất mọi loại hình nghệ thuật: sân khấu, múa, nghệ thuật thị giác, văn học, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, thiết kế và thời trang. Khuyến khích thực hành nghệ thuật đa ngành và liên ngành.

Khoản tài trợ có thể sử dụng cho mục đích gì?

Khoản tài trợ có thể được sử dụng để hỗ trợ phát triển các dự án lấy biểu đạt nghệ thuật hoặc sáng tạo làm trọng tâm, từ đó mở ra các hoạt động hợp tác bao gồm trao đổi nghệ thuật và sáng tạo về mặt kỹ năng, kiến thức, thực hành hoặc hợp tác sản xuất nội dung nghệ thuật và sáng tạo mới. Có thể vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như lưu trú nghệ thuật, triển lãm, biểu diễn, trưng bày, ấn phẩm, thảo luận trực tuyến và hội thảo.  

Đối tượng ứng tuyển nào KHÔNG hợp lệ?

  • Không dành cho các tổ chức học thuật 
  • Không dành cho các cơ quan tài trợ
  • Không chi trả chi phí vận hành tổ chức và chi phí vận hành chung 
  • Không dành cho công dân Đông Nam Á sinh sống ngoài lãnh thổ Đông Nam Á 
  • Không dành cho công dân Anh sinh sống ngoài lãnh thổ Vương quốc Anh, trừ trường hợp tạm trú nhưng vẫn có địa chỉ nhà ở Vương quốc Anh và được Cơ quan Thuế và Hải quan Anh xác định là ‘cư dân Anh’ để tính thuế – chi tiết xin xem tại đây.

Tài liệu Lưu ý khi nộp hồ sơ (có thể tải xuống ở phía dưới) sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình chuẩn bị đề xuất. 

Buổi thông tin trực tuyến đã được tổ chức vào tháng 8 vừa qua, nhằm chia sẻ và giải đáp thêm những câu hỏi liên quan đến chương trình. Vui lòng ấn vào đây để xem lại buổi thông tin trực tuyến này. Bạn cũng có thể truy cập trang Facebook của Hội đồng Anh tại Việt Nam để cập nhật những thông tin mới nhất. 

Vui lòng trình bày hồ sơ bằng tiếng Anh và nộp tại Trang nộp hồ sơ.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ ctc@britishcouncil.org.

Các dự án hợp tác trực tuyến được nhận tài trợ chương trình Kết nối thông qua Văn hóa Vương quốc Anh – Đông Nam Á, năm 2020–21

Indonesia

 

Bên nhận tài trợ Đối tác Dự án
Jogja Disability Arts: Butong Idar (Yogyakarta) Disability Murals (Hội đồng người khuyết tật Vương quốc Anh) (Bristol)  Dự án Netas / Incubate' Disability Murals 2021: Hai tổ chức từ Indonesia và Vương quốc Anh cùng nhau vẽ tranh tường, tư liệu hóa quá trình lên ý tưởng, thực hiện và hợp tác qua video và sách. 
Corali Dance Company: Sarah Archdeacon (Jakarta/Bandung)  GIGI Art of Dance (Brighton) Xây dựng bộ công cụ kỹ thuật số về múa: Thiết kế và phát triển bộ công cụ kỹ thuật số về múa dựa trên phương pháp nghệ thuật của Corali nhằm giúp công chúng dễ tiếp cận.
Edward Riman (Vương quốc Anh)  Ninda Felina (Indonesia) & Prabumi (Indonesia)  Hợp tác âm nhạc kỹ thuật số: Thu thanh từ các địa điểm chịu rủi ro từ biến đổi khí hậu.
Makassar Writers Festival: Lily Yulianti Farid (Indonesia)  Literature Across Frontiers (Vương quốc Anh)  Dự án kể chuyện cho nhà văn khiếm thính, với sự hỗ trợ từ Disability Arts Cymru (Vương quốc Anh)
Flatpack Projects: Ian Francis (Birmingham) Sahabat Seni Nusantara (Jakarta)  Urban Legends: Giao lưu liên hoan phim kinh dị, chú trọng sự đa dạng từ cộng đồng Hồi giáo và LGBTQ
Emma Frankland (Brighton) Tamarra (Yogyakarta) Trans Performance Exchange – From My Land to Your Land: Cuộc đối thoại kéo dài sáu tháng với sáu phần trình diễn xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số, liên quan đến đất đai, sông ngòi, đại dương, và cộng đồng người chuyển giới.
Impermanence: Joshua Ben-Tovim và Roseanna Anderson (London)  Studio Hanafi: Heru Joni Putra và Irfan Setiawan (Jakarta) Chương trình lưu trú nghệ thuật trực tuyến, khám phá chủ đề 'đến' dựa trên ba tác phẩm thơ/văn học sử thi của các nhà thơ Indonesia về Raffles. Liên kết địa chất giữa Vương quốc Anh và Indonesia, nhấn mạnh tác động của ngành khai thác khoáng sản. 
Cryptic UK: Robbie Thomson (Scotland)  WAFT Lab (Surabaya) Megalithic Transportation International – chương trình lưu trú kỹ thuật số cho bốn nghệ sĩ từ Cryptic (Vương quốc Anh) và WAFT Lab (Indonesia), sử dụng các trang web lớn để khám phá ý tưởng về cộng đồng, công nghệ và truyền thông.
No Bounds Festival: Liam O'Shea (Sheffield)  Yesnowave (Indonesia)  Chương trình lưu trú nghệ thuật trực tuyến và hợp tác giữa các nghệ sĩ Nkisi (Vương quốc Anh) và Gabber Modus Operandi (Indonesia); phi thực dân hóa âm nhạc / phong trào toàn cầu.
Zoo Co Creative Ltd: Florence O'Mahoney (London)  Komunitas Sakatoya: Basundara Murba Anggana (Jakarta)  CareCrisis hỗ trợ hai công ty kịch thử nghiệm hình thức biểu diễn kỹ thuật số mới, với các nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp từ Sakatoya và các buổi biểu diễn trực tiếp của công ty Zoo Co. Khám phá về sinh thái, thiên nhiên, chăm sóc người lớn tuổi. Bộ phim ngắn về cảnh quay nghệ sĩ lưu trú diễn tập qua nền tảng kỹ thuật số.
Bagong Kussudiardja Foundation: Jeannie Park (Jakarta)  The Paper Birds (Leeds) Một dự án nghệ thuật trực tuyến về quyền công dân toàn cầu, dẫn dắt bởi nhóm kịch The Paper Birds của Vương quốc Anh và tổ chức bởi trung tâm nghệ thuật PSBK ở Yogyakarta; sử dụng nghệ thuật để thu hút thanh niên Indonesia và các nghệ sĩ thực hành khái niệm “đồng cảm”.
Intersastra: Gaia Khairina (Jakarta) Khairani Barokka (London)  Chuỗi hội thảo sáng tác và biểu diễn dành cho phụ nữ chuyển giới ở Indonesia và Vương quốc Anh, tạo ra một thư viện kỹ thuật số gồm truyện ngắn và video các buổi biểu diễn dựa trên những câu chuyện lấy cảm hứng từ đời thực và tôn vinh tiếng nói của phụ nữ chuyển giới, đồng thời xóa bỏ rào cản bằng cách mang đến cơ hội sáng tạo cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Dự án tổ chức hai cuộc thảo luận Zoom công khai để tăng cường kết nối giữa hai quốc gia.
Ballet Indonesia: Mariska Febriyani (Jakarta) Marc Brew Company: Marc Robert Brew (London)   DANCE DIALOGUE: Chương trình lưu trú nghệ thuật kỹ thuật số cho các nghệ sĩ, khám phá khái niệm về không gian và các giới hạn.

Malaysia

Bên nhận tài trợ Đối tác Dự án
Hands Percussions Sdn Bhd: Goh Seang Hong (Malaysia) Paul Philbert (Edinburgh) LIFECYCLE 2021: Cập nhật tiến độ hai dự án ban đầu (dự án ‘RI YUE CHU YIN’ năm 2011 và dự án ‘Tchaikovsky on Gamelan’ năm 2014). Phương pháp sáng tác một tác phẩm mới cho nhạc truyền thống gamelan của Malaysia.
Eliza Collin (London) Borneo Art Collective: Wendy Teo (Kuching) Nghiên cứu trao đổi kỹ thuật số và hội thảo về tính bền vững và tính văn hóa của bùn trong thiết kế. Bốn hội thảo được tổ chức tại không gian Think & Think. Việc sử dụng bùn làm vật liệu cho thấy thiếu sót của các phương pháp thiết kế hiện đại.
Art Dialogo Asia: Anna Karina Jardin (Kuala Lumpur, Đông Nam Á) Let's Reinvent: Bien King (London) Chương trình ART-I-CULATE: Thông báo mời nộp hồ sơ dành cho thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi (20 người từ 12 khu vực của Vương quốc Anh và năm nước Đông Nam Á): Học tập, hợp tác nghệ thuật, đối thoại văn hóa và triển lãm.
Sonia Luhong Wan (Borneo) Catriona Maddocks, creatives of northeast of England Borneo Bengkel - NORTH / EAST: Trao đổi hợp tác, trò chuyện và tương tác giữa những nhà hoạt động sáng tạo từ khu vực Đông Bắc nước Anh, phía Đông Malaysia và Kalimantan. 
Alistair Debling (Bristol) Khatijah Rahmat (Malaysia) On the Queer Time of Elephants – Một bộ phim thử nghiệm đa văn hóa: Lưu trú nghệ thuật kỹ thuật số, triển lãm và chiếu phim trực tuyến ở Vương quốc Anh và Malaysia, ghi lại những trải nghiệm khác nhau của một nghệ sĩ queer trẻ tuổi sống ở thành phố bị phong tỏa và một nhà nghiên cứu – nghệ sĩ đang nghiên cứu loài voi châu Á trong khu rừng rậm xa xôi ở Malaysia.
KL Shakespeare Players: Lim Soon-Heng (Kuala Lumpur) Leo Sykes Libanio (London) OBJECTing Shakespeare: Hội thảo về các đồ vật trong tác phẩm của Shakespeare, khám phá cách biến đổi chúng một cách vui nhộn trong các tác phẩm của Shakespeare dành cho trẻ em học tiếng Anh.
Laura Porter (Devon) Lee Mok Yee (Malaysia) Chương trình lưu trú hợp tác trực tuyến giữa nghệ sĩ đa phương tiện người Malaysia Lee Mok Yee và nghệ sĩ điêu khắc và sắp đặt người Anh Laura Porter, kéo dài trong vòng tám tuần.

Philippines

Bên nhận tài trợ Đối tác Dự án
Renan Laru-an (Sultan Kudarat) Helena Hunter; Mandy El-Sayegh (Vương quốc Anh) Into the year of birds and clouds: Nghiên cứu và lưu trữ kỹ thuật số chương trình Motions of this Kind 2021
MATIC HUB: Patricia Kyle Gillera Mendoza (Manila) Gillian Easson (Dundee) Mở rộng thư viện tài liệu – Hợp tác nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật giữa các Thành phố Thiết kế Sáng tạo của UNESCO: Cebu và Dundee
Thirty-Three Thirty-Three: Nathan Comer (London) LaVerne de la Peña (Quezon City) Buổi biểu diễn phát trực tiếp tác phẩm ‘Udlot-Udlot’ của nhà soạn nhạc người Philippines José Maceda thông qua cộng đồng người Philippines tại Nhật Bản, đối tác Vương quốc Anh hợp tác với trường đại học Nhật Bản.
Everything Green Trading and Consulting: Camille Rose Albarracin (Quezon City) Ericka Ilah Santiago (Vương quốc Anh) Từ Phế phẩm nông nghiệp đến Thời trang (Giày dép và Phụ kiện): Cuộc thi thiết kế sử dụng vật liệu nông nghiệp giữa các nhà thiết kế Phillippines và Vương quốc Anh với sự tham gia của các nghệ nhân địa phương (người khuyết tật, nông dân, nhóm nữ nghệ nhân).
Nathalie Dagmang (Manila) Curating Development: Deirdre McKay (Vương quốc Anh) Bối cảnh và kết cấu âm thanh của di cư: Bản đồ địa lý – tâm lý của cộng đồng di cư Philippines trong đại dịch COVID-19 – giám tuyển trực tuyến cộng đồng di cư Philippines thông qua nền tảng Zoom.
Niya B (London) Bunny Cadag (Manila) Intimate Threads – Xây dựng buổi trình diễn và đa dạng giới ở Vương quốc Anh và Philippines: Chương trình lưu trú nghệ thuật và biểu diễn trực tuyến.
*Tài trợ Nghiên cứu Nghệ thuật và Công nghiệp sáng tạo Phillippines: Stephanie Tudtud (Người tham gia ở Vương quốc Anh) Nghiên cứu về sự thiết yếu của một 'không gian sản xuất hữu ích' ở Cebu, sử dụng các nghiên cứu điển hình của Vương quốc Anh. Nhà nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm và mạng lưới của mình với tư cách là cựu sinh viên Cardiff Met.
*Tài trợ Nghiên cứu Nghệ thuật và Công nghiệp sáng tạo Phillippines: Diego Maranan (Người tham gia ở Vương quốc Anh) Nghiên cứu về việc phối hợp khoa học và nghệ thuật (mà hiện chưa được tận dụng) ở Phillippines có thể thúc đẩy sự đổi mới như thế nào, sử dụng các nghiên cứu điển hình của Vương quốc Anh. Nhà nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm và mạng lưới của mình với tư cách là cựu sinh viên Đại học Plymouth.
*Tài trợ Nghiên cứu Nghệ thuật và Công nghiệp sáng tạo Phillippines:  Maya Tamayo-Gutierrez (Người tham gia ở Vương quốc Anh) Nghiên cứu lộ trình chính sách phát triển nền kinh tế sáng tạo và nghệ thuật hòa nhập hơn, thu hút sự tham gia của các lãnh đạo nữ; Bao gồm các chuyên gia và nghiên cứu điển hình về chính sách văn hóa của Vương quốc Anh.

Thái Lan

Bên nhận tài trợ Đối tác Dự án
Invisible Flock: Catherine Baxendale (Vương quốc Anh) Siwakorn Odachao, Jennifer Katanyoutanant (Bangkok và Bắc Thái Lan) Walk Like a Bee: Hội thảo trực tuyến với cộng đồng người Karen, điều phối bởi tổ chức nghiên cứu thiết kế. Ứng dụng các công cụ trực tuyến và trực tiếp vào việc lập bản đồ cộng đồng để hỗ trợ chia sẻ trực tuyến và tư liệu hóa kỹ thuật luân canh truyền thống, một hình thức canh tác thích ứng biến đổi khí hậu. Cuộc đối thoại được chia sẻ dưới dạng ấn phẩm kỹ thuật số và tại Diễn đàn Thích ứng Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 7, tổ chức bởi Viện Môi trường Stockholm vào tháng Ba 2021.
Piyawat Louislapprasert (Nakhon Pathom) Scott Wilson (Vương quốc Anh), nhiều nghệ sĩ khác từ Vương quốc Anh và Thái Lan Resilience, Distance, Connection in Isolation Space from Afar: Hội thảo trao đổi văn hóa trực tuyến, thảo luận, triển lãm kỹ thuật số và trình diễn ảo nhằm giao lưu âm nhạc và trao đổi ý tưởng giữa các nghệ sĩ từ Vương quốc Anh và Thái Lan về các chủ đề như Trao đổi văn hóa và tiếng nói âm nhạc (Nhạc cụ Đông Nam Á, thu âm thực địa/nghệ thuật âm thanh ở Vương quốc Anh, v.v.), khả năng phục hồi và hợp tác trong công nghệ.
Anya Muangkote (Bangkok) Charlene Smith (Vương quốc Anh) Regenerative Districts - #1 Watthana: Xây dựng mạng lưới các tập thể và doanh nghiệp sáng tạo ở địa phương để phát triển nền kinh tế tuần hoàn sáng tạo tại Thái Lan, sản xuất sinh khối từ chất thải hữu cơ để phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ/thiết kế có khả năng phân hủy sinh học ở địa phương. Dự án bao gồm các hoạt động nghiên cứu, hội thảo sản xuất nguyên vật liệu, trưng bày.
Asiatopia: Chumpon Apisuk (Nan, Bắc Thái Lan) Sinead O'Donnell (Bắc Ireland) Closer Distancing: Kết nối Nghệ thuật trong thời điểm COVID-19: hợp tác và trình diễn nghệ thuật ứng dụng các nền tảng trực tuyến và kỹ thuật số cũng như lưu trữ trực tuyến, mang đến sự mới lạ trong nghệ thuật biểu diễn.
Baff Akoto (Vương quốc Anh) Adulaya Hoontrakul (Thái Lan) Diasporic Blackness in the SE Asian context: Chương trình lưu trú nghệ thuật kỹ thuật số với mục đích nghiên cứu về cộng đồng di cư da màu ở Đông Nam Á.

Việt Nam

Bên nhận tài trợ Đối tác Dự án
Harry Maberly (Glasgow) Hồ Nguyễn Hải Đăng (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) GAP | GẶP: Một bộ phim chuyển động trực tuyến khám phá sự kết nối, khoảng cách, và vai trò của sự thân mật qua nền tảng kỹ thuật số trong văn hóa queer đương đại ở và Việt Nam và Vương quốc Anh.
Heather Lander (Glasgow) Linh Hà (Hà Nội) An impression of your presence, your place: Tác phẩm nghệ thuật âm thanh – thị giác và giao lưu trực tuyến.
Van Huynh Company: Dam Van Huynh (London) MORUA: Ngô Thanh Phương (Hội An) Sound Barrier: Giao lưu văn hóa trực tuyến và trình diễn múa đương đại.
Sally Lai (Manchester) Richard Streitmatter-Tran (Việt Nam) The Studios Project, Asia: Nền tảng trực tuyến dành cho các nghệ sĩ nghiên cứu về vai trò của nghệ sĩ studio, và nguồn tư liệu giám tuyển trực tuyến.