Giáo dục xuyên quốc gia đã và đang không ngừng phát triển, thúc đẩy các tổ chức, các trường đại học phải nỗ lực thay đổi chương trình học theo hướng quốc tế hóa, nhằm đào tạo nhiều sinh viên giỏi, giao tiếp tiếng Anh tốt trong môi trường năng động và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trên toàn cầu.
Để hiểu rõ hơn về nền giáo dục này cũng như tương lai của nó, Michael Peak từ Hội đồng Anh đưa ra một số dự đoán về những nơi có tiềm năng phát triển để các trường Đại học ở Vương quốc Anh có thể thiết lập mối quan hệ đối tác giáo dục xuyên quốc gia.
Giáo dục xuyên quốc gia (Transnational Education: TNE) dường như đã mở rộng về quy mô và phạm vi trong những năm gần đây, số lượng sinh viên quốc tế tìm bằng cấp từ Vương quốc Anh và số lượng các trường Đại học tại Anh tham gia TNE cũng đang tăng lên. Qua đó, có thể thấy TNE đã tạo ra nhiều tác động tích cực, chẳng hạn như nâng tầm hồ sơ quốc tế của các tổ chức đang tham gia, đóng vai trò là cầu nối cho sinh viên quốc tế đến với Vương quốc Anh.
Cải thiện việc thu thập dữ liệu TNE
Mặc dù có hàng trăm tổ chức giáo dục đến từ nhiều quốc gia tích cực tham gia TNE, nhưng số lượng những quốc gia có hệ thống thu thập và báo cáo tuyển sinh TNE là rất ít. Điều này có thể khiến cho việc đánh giá những tác động thực sự của TNE ở các quốc gia sở tại khác nhau trở nên khó khăn. Tuy nhiên, đã có những đề xuất được đưa ra để cải thiện vấn đề này. Hội đồng Anh và DAAD (Cơ quan trao đổi học thuật Đức) sẽ thực hiện một nghiên cứu để xác định các lỗ hổng trong việc thu thập dữ liệu TNE và thành lập một nhóm làm việc đa quốc gia để phát triển, hướng dẫn lại chính phủ các nước thành viên, nhằm cải thiện việc thu thập dữ liệu của các nước đó. Hội đồng Anh và tổ chức đào tạo quốc tế cũng đã khởi xướng một nghiên cứu để hiểu rõ hơn về chi tiết các chương trình TNE của Anh.
Một số dự đoán về tương lai gần của TNE
Xem xét một vài chỉ tiêu TNE, chúng ta có thể dự đoán về nền giáo dục đại học sẽ có xu hướng tăng lên trong một vài thập kỷ tới. Điều này cũng có liên quan đến việc phát triển dân số trẻ tại các quốc gia, kéo theo nhu cầu giáo dục cũng ngày càng tăng cao tại các nước tham gia TNE.
Theo kết quả dự đoán, Ấn Độ sẽ là nước có nhu cầu lớn về giáo dục trong năm 2025. Bên cạnh đó, nhu cầu học Đại học ở Trung Quốc cũng sẽ tăng mạnh, mặc dù vẫn còn những thách thức kinh tế và tỉ lệ dân số già ở mức cao. Nigeria sẽ là nước có tỉ lệ sinh viên đại học sẽ tăng gấp đôi, riêng Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico thì nhu cầu này sẽ tăng rất mạnh mẽ.
Nhưng chỉ nhìn vào nhu cầu của các nước để đưa ra dự đoán là chưa đủ, điều kiện quan trọng là phải xem xét nguồn cung như: các yếu tố của một quốc gia hay khu vực có thể khiến việc hợp tác có trở nên dễ dàng hay không. Ví dụ, trong số các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Singapore và Malaysia là những quốc gia có môi trường có hệ thống TNE lâu đời và được xây dựng rất tốt. Vì thế, nhu cầu học đại học dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở những đất nước này. Tiếp theo là Thái Lan cũng đang phát triển chiến lược TNE. Cuối cùng là Indonesia, cũng sẽ cần phải bổ sung khoảng bốn triệu trường đại học trong mười năm tới.
Vì sao Philippines được xem là nơi có nhiều tiềm năng phát triển TNE?
Philippines được bình chọn là một quốc gia đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển TNE. Với cơ cấu dân số trẻ hóa, nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu tuyển sinh đại học ngày càng tăng, sinh viên giao tiếp tiếng Anh tốt và đặc biệt là chiến lược TNE toàn diện, Philippines xứng đáng là nơi mang lại nhiều tiềm năng cho hệ thống giáo dục TNE.
Kết luận
Mặc dù, con số các tổ chức từ nhiều quốc gia tham gia vào TNE đang tăng và số lượng sinh viên (cũng như nhà tuyển dụng) đang trông chờ những khóa học mang tính quốc tế không ngừng phát triển. nhưng nếu các trường đại học không làm tốt các tiêu chí trong TNE và không đưa tính quốc tế vào tầm nhìn, chiến lược của mình thì có thể trong 20 năm nữa, cụm từ giáo dục xuyên quốc gia sẽ trôi vào dĩ vãng, vì khi đó tất cả các khóa học bậc đại học sẽ hướng đến việc hợp tác trực tiếp với các đối tác quốc tế bên ngoài.