Ngày nay, chúng ta dễ dàng tiếp cận với ngoại ngữ trên nhiều phương tiện chứ không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp trực tiếp. Ví dụ như học viên có thể học tiếng Anh online trên điện thoại, Ipad, học qua các kênh truyền thông xã hội, tiếp xúc với tiếng Anh qua podcast hay thậm chí là các video trực tuyến,... Mục đích của sự phát triển các hình thức học ngoại ngữ này là nhằm thu hút sự chú ý và tạo ra động lực học cho các học viên.
Để giúp người học ngoại ngữ nắm vững một trong những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, Lewis Lanslord – nhà lập trình ngôn ngữ Anh sẽ đưa ra năm mẹo hướng dẫn học tiếng Anh bằng video sao cho hiệu quả. Mời các bạn cùng đọc.
1. Bắt đầu từ những điều đơn giản nhất
Khi nhắc đến từ “lắng nghe”, chúng ta thường mặc định đó là hành động lắng nghe người khác nói. Nhưng một số tài liệu audio tiếng Anh thì không bắt buộc các học viên của mình phải lắng nghe toàn bộ câu chuyện. Trên kênh TED Talk có bài chia sẻ của Bobby McFerrin về chủ đề “Watch Me Play The Audience”, anh ấy đã nói rất ít nhưng người xem vẫn hiểu đầy đủ những thông điệp mà anh chàng này muốn truyền tải.
Nếu bạn là người mới tiếp xúc với ngoại ngữ, bạn có thể mở bài chia sẻ này của Bobby McFerrin để tham khảo, nhưng thay vì quá chú trọng vào nội dung bài nghe, thì bạn nên chuyển sang những vấn đề khác như: Trong video có bài hát nào? Giọng hát ấy ra sao? Giọng nói của diễn giả có dễ nghe không? Vì sao khán giả bật cười ở đoạn này? v.v… Đây là cách học tiếng Anh cho người bắt đầu rất hữu ích, giúp người học làm quen với ngoại ngữ và thậm chí phương pháp này cũng dành cho những học viên ở trình độ thấp để họ cảm thấy việc nghe tiếng Anh không chỉ dễ dàng mà còn thú vị, từ đó tạo động lực học tập và cải thiện kết quả.
2. Đừng làm khó bản thân
Tiếng Anh được sử dụng trong một bản tin truyền hình, một đoạn kịch của Shakespeare hoặc một trận đấu bóng khá phức tạp sẽ là quá khó nếu bạn có ý định luyện nghe với những chương trình này. Ngay cả trong các lớp học tiếng Anh, giáo viên cũng hạn chế sử dụng những chủ đề này, nhất là khi học viên dưới cấp độ B1 (trung cấp).
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng những nguồn tài liệu này để luyện nghe, nhưng thay vì tập trung để dịch từng từ mà bạn nghe được, hãy biến tấu một chút bằng cách nghe một vài audio và phân biệt đâu là audio nói về bóng đá và đâu là audio nói về một bản tin,... Sau đó, hãy miêu tả lại những chủ đề mà bạn đã xác định, miêu tả về giọng nói của người dẫn chương trình về một đoạn nhạc mà bạn vô tình nghe được trong audio, v.v…
Đừng cố gượng ép bản thân vào những thách thức quá cao, vượt ra ngoài khả năng ngoại ngữ của bạn. Hãy kiên trì rèn luyện với những bài tập với audio kiểu như thế này, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, ngay cả khi vốn tiếng Anh của bạn còn hạn chế. Sự thành công sẽ là câu trả lời cho những nỗ lực hiện giờ của bạn.
3. Hãy thử tắt âm video
Tại sao bạn không thử luyện nghe với một video tiếng Anh không lời? – Bạn đang cảm thấy lạ lẫm với lời đề nghị này phải không? Hãy bình tĩnh và mở một video tiếng Anh, tiếp theo là tắt âm video, chú ý một loạt hình ảnh xuất hiện trên video, chắc chắn bạn vẫn có thể hiểu được phần nào nội dung của video này.
Ví dụ về bài chia sẻ của Mark Bezos trên TED Talk về chủ đề: “A life lesson from a volunteer firefighter” (Bài học cuộc sống từ những người lính cứu hỏa tình nguyện) là một ví dụ tuyệt vời trong cách học này. Hãy mở video này lên khoảng một phút và tắt âm, sau đó miêu tả lại bằng tiếng Anh những gì bạn thấy trong suốt video, những cụm từ tiếng Anh nào xuất hiện trong đầu bạn khi nhắc về một người lính cứu hỏa? Tính cách nào cần phải có ở một người lính cứu hỏa? (Confident (tự tin), Shy (nhút nhát), Funny (vui vẻ), Serious (nghiêm túc)).
Sau khi đã hoàn thành các bước này, bạn có thể bật âm thành video và theo dõi nội dung kỹ càng hơn. Điều này giúp bạn mở rộng nội dung bài học của mình, trau dồi thêm vốn từ vựng tiếng Anh.
4. Chọn video có hình ảnh khớp với từ vựng
Một video tiếng Anh sẽ có sức ảnh hưởng tới người học hơn những hình thức học khác.
Trong chương trình TED Talk, Janet Echelman đã miêu tả các tác phẩm nghệ thuật của cô ấy với những cụm từ thuộc chuyên ngành nghệ thuật như: permanent (cố định), billowing (gợn sóng), the scale of hard-edged buildings (Những tòa nhà được thiết kế theo trường phái hội họa trừu tượng). Đây là những từ vựng khó đối với người học tiếng Anh không chuyên, nhưng ở giây thứ 00:25 Janet Echelman đã chiếu một loạt hình ảnh miêu tả về những cụm từ này khi chúng được nhắc tới.
Những hình ảnh này tuy không thể mô tả chi tiết công việc của cô ấy nhưng nó cho phép người xem hiểu được những gì cô đang nói đến và đoán được nghĩa của những từ vựng khó. Một điều quan trọng mà chúng ta rút ra được là: nếu không có hình ảnh thì nội dung một bài diễn thuyết sẽ trở nên khó hiểu đối với người nghe, nhất là khi người nói đang đề cập đến những nội dung mang tính chất học thuật chuyên ngành.
5. Video có âm thanh hài hước
Một trong những sức mạnh của những video tiếng Anh trực tuyến là người ta có thể xem để giải trí. Đưa chất liệu giải trí vào việc học tiếng Anh sẽ giúp bạn vừa có thể thư giãn nhưng cũng vừa phát triển kỹ năng ngoại ngữ của mình.
Chọn một video có nhiều hình ảnh và âm thanh vui tai xen lẫn với những nội dung mà bạn không đoán trước được sẽ khiến bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra và giúp bạn tập trung hơn vào thông điệp mà video muốn truyền tải. Điều cũng giúp ích rất nhiều cho người mới học tiếng Anh, họ có thể lĩnh hội nội dung một cách trực quan.
Tổng kết
Với sự phát triển của internet như hiện nay, không khó để chúng ta tìm kiếm một video học tiếng Anh và bắt đầu học tiếng Anh online trên điện thoại, Ipad, laptop hay các thiết bị thông minh khác. Nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách chọn video luyện nghe phù hợp với trình độ của bản thân. Hy vọng với năm cách chọn lọc video trên, các bạn sẽ tìm được một nguồn học ngoại ngữ tuyệt vời để giúp cải thiện trình độ tiếng Anh của mình.