Mike Astbury, người đã bốn lần chiến thắng giải thưởng về cuộc thi viết blog "Dạy tiếng Anh" của Hội đồng Anh, sẽ giải thích về lợi ích của các trò chơi trong lớp học tại các trung tâm tiếng Anh, những điều có thể mang lại cho học sinh những bài học có tầm ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này.
Quan niệm về lớp học tiếng Anh của một số giáo viên
Giáo viên tại các trung tâm tiếng Anh thường tự vẽ ra hình ảnh một lớp học hoàn hảo, học viên học tập chăm chỉ, sử dụng tiếng Anh để truyền đạt ý tưởng và các học viên thường tích cực cùng nhau làm việc nhóm. Nhưng dường như rất hiếm có lớp học nào đi vào nề nếp như thế. Để đạt được điều này, giáo viên nên thực hiện bằng cách đi từng bước nhỏ để tạo ra một môi trường học lý tưởng thông qua việc lồng ghép các trò chơi vào các bài giảng cho học viên.
Tuy nhiên cũng có một số giáo viên đôi khi quan niệm rằng: các trò chơi trong lớp là điều gì đó rất phù phiếm hoặc gây mất tập trung cho học viên. Nhưng một bài giảng tốt thì lại không thể thiếu yếu tố cốt lõi này. Dưới đây là một ví dụ về cách sử dụng các trò chơi để củng cố kế hoạch bài giảng và phát triển các chiến lược trong lớp học tiếng Anh.
Trò chơi là một phương pháp hiệu quả để tóm lược nội dung bài học
Các trò chơi phổ biến như "back to the board" (quay lưng về phía bảng) trong đó một học sinh ngồi quay lưng lại với bảng và phải đoán từ vựng được viết trên đó từ các gợi ý do đồng đội cung cấp. Trò chơi đoán chữ này, lấy cảm hứng từ trò đố chữ Pizz, và trò "board race" (chạy đua trên bảng) - học viên đua nhau viết câu trả lời lên bảng trong lớp học. Các trò chơi này là những cách học tiếng Anh hiệu quả để giúp học sinh ôn lại chủ đề đã học trước đó, thậm chí là tạo cơ hội cho những bạn vắng mặt bắt kịp được nội dung đã bỏ lỡ.
Hầu hết các giáo viên sẽ công nhận những lợi ích của việc sử dụng các hoạt động này khi bắt đầu bài học, nhưng họ cũng có thể lâm vào tình trạng bị "mắc kẹt" trong thói quen, nếu các trò chơi được giáo viên lặp lại quá thường xuyên có thể làm giảm đi nguồn năng lượng và cảm giác hứng thú ban đầu cho học sinh. Nhưng chỉ cần một chút thay đổi nho nhỏ trong quy tắc làm trò chơi như: thêm vào đó các thử thách mới và kêu gọi học sinh tham gia hay cũng có thể giới thiệu các trò chơi mới định kỳ bằng cách xây dựng một dạng game mới của chính mình dựa trên những tựa game được yêu thích.
Các trò chơi có thể mô tả lại các bài học trong sách giáo khoa
Khi giáo viên đang dạy một bài học trong sách giáo khoa, có lẽ họ sẽ muốn điều chỉnh lại nội dung chút ít. Tại sao lại không thử kết hợp các trò chơi để lồng ghép thực tế sinh động vào tài liệu giảng dạy khô khan?
Đây không chỉ là việc thêm thắt một chút giải trí vào bài học. Các trò chơi còn giúp học viên tiếp cận được nội dung bài học trong sách chính thống theo một cách hiệu quả hơn rất nhiều lần. Hãy suy nghĩ thêm về cách có thể sử dụng các trò chơi để khuyến khích học viên tương tác với nhau hoặc tạo ra một cuộc tranh tài cho cả lớp.
Giáo viên nên đảm bảo rằng giai đoạn ứng dụng các trò chơi vẫn được thực hiện trong khuôn khổ sư phạm, giống như cách giáo viên vẫn thường đưa các ví dụ vào trong giáo án của mình. Và cũng đừng quên thử áp dụng một vài ý tưởng trò chơi này để phục vụ kỹ năng đọc và nghe tiếng Anh.
Các trò chơi kích thích khả năng sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ của học sinh
Trong một trò chơi, học sinh có thể sáng tạo ra nhiều thứ với chính ngôn ngữ mà họ đang học. Họ có thể kể chuyện cười, mô tả hoặc xây dựng cách lập luận. Trong hoạt động này, học sinh sẽ đóng vai trò là đối tượng tiếp nhận thông tin của nhau. Bằng cách lắng nghe trong bối cảnh này, họ có nhiều khả năng kết nối với ngôn ngữ và củng cố các mối quan hệ.
Dưới đây là một vài ví dụ về các trò chơi mà học sinh phải vận dụng sự sáng tạo và khơi gợi phản ứng đồng đội để giành chiến thắng:
- Cuộc thi ghi chú cho ảnh - Học sinh sẽ tham gia bằng cách viết chú thích dí dỏm và hài hước cho một hình ảnh nào đó với mục đích gây cười.
- Trò chơi: "Is it true? (Điều này có đúng không?) - Học sinh cố gắng đánh lừa nhau bằng cách kể một câu chuyện và mời người khác đoán xem đó là sự thật hay bịa đặt.
- Trò chơi: Jobs and personality (Công việc và tính cách) - Học sinh phải thuyết phục các thành viên còn lại trong nhóm rằng thẻ ghi công việc (job card) mà họ chọn là phù hợp nhất cho tính từ chỉ tính cách.
Những trò chơi này sẽ tạo cho học sinh cơ hội vận dụng được sự hài hước và khéo léo trong câu trả lời, từ đó họ sẽ tiếp nhận ngôn ngữ theo một cách ấn tượng và đáng nhớ hơn. Nguyên tắc này sẽ không bị hạn chế trong nhiều trò chơi khác nhau và nó cũng tương tự như việc thực hiện bài tập giáo viên giao trong lớp.
Trò chơi giúp giáo viên sáng tạo hơn
Thích nghi với sự đổi mới và sáng tạo ra các trò chơi cho lớp học là một cách hữu hiệu để giáo viên có thể tạo ra các chiến lược mới và bổ sung sự đa dạng vào các kế hoạch bài giảng truyền thống.
Việc suy nghĩ, tìm tòi các trò chơi cho lớp học, đôi khi mất khá nhiều thời gian của giáo viên, nhưng việc này đã thực sự giúp một giáo viên trở nên chu đáo và biết suy nghĩ hơn cho các học sinh của mình.
Có rất nhiều trò chơi thú vị nhưng có thể bị phản tác dụng khi sử dụng lại các trò chơi tương tự nhiều lần. Nếu can đảm thoát khỏi vùng an toàn, giáo viên có thể phát hiện hoặc sáng tạo ra một số trò chơi giàu trí tưởng tượng mới cho lớp học của chính mình.
Lưu ý:
Bạn có thể tìm các trò chơi và hoạt động để truyền cảm hứng cho các bài giảng của mình bằng cách truy cập blog "Teaching Games EFL" của Mike hay trang web www.britishcouncil.vn của Hội đồng Anh.