Tay bạn ướt đẫm mồ hôi và tim bạn đập liên hồi? Nhưng bạn lại không phải ở trong tình huống nguy hiểm nào cả mà chỉ đơn giản là bạn đang ở tại một buổi phỏng vấn tiếng Anh xin việc. Đây dường như là biểu hiện chung của rất nhiều người đến từ các quốc gia không chuyên nói tiếng Anh khi họ sắp phải đối mặt với các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh.
Tuy nhiên, chỉ cần bạn nắm được hình thức của buổi phỏng vấn và trang bị một số điểm ngữ pháp sau đây sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng cũng như trở thành người chiến thắng trong các cuộc phỏng vấn tương tự.
1. Chào hỏi
Chắc chắn, có rất nhiều cách thông thường để chào hỏi người khác bằng tiếng Anh – nhưng bạn sẽ sử dụng cách nào trong một cuộc phỏng vấn xin việc?
Lời khuyên cho bạn là hãy luôn luôn bắt đầu bằng cách: “Hello” hay “Good morning” (Chào buổi sáng).
Thông thường, người phỏng vấn sẽ hỏi kèm bạn một câu hỏi quen thuộc để giúp bạn cảm thấy đỡ áp lực như: “How are you doing this morning?” (Sáng nay bạn cảm thấy thế nào?) hay “How are you?”. Khi ai đó hỏi bạn như thế nào, hãy trung thực thể hiện như sau:
- Nếu bạn cảm nhàm chán: “I’m fine.” (Tôi ổn).
- Nếu bạn cảm thấy mọi thứ đang hoàn hảo: “I’m great! I’m at an interview for a company I admire,” (Tôi cảm thấy rất tuyệt! Tôi có một cuộc phỏng vấn cho một công ty mà tôi ngưỡng mộ) hoặc “I’m a little nervous. I’m at an interview for my dream job.” (Tôi có một chút lo lắng. Tôi đang tham gia một cuộc phỏng vấn cho công việc mơ ước của mình.)
Sự trung thực và cá tính sẽ kết nối bạn với người phỏng vấn và họ sẽ cảm thấy hứng thú để tìm hiểu về bạn.
2. Điểm mạnh của bạn
Các nhà tuyển dụng thường có nhiều cách để đặt câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh để hỏi về điểm mạnh của bạn. Điểm mạnh là kỹ năng và năng lực tốt nhất của bạn. Đó là những yếu tố giúp bạn trở thành một nhân viên tuyệt vời. Dưới đây là một số câu hỏi mà người phỏng vấn có thể sẽ đặt ra cho bạn:
- “Why are you suited for this company?” (Tại sao bạn nghĩ mình thích hợp cho công ty này?) Lưu ý: Ngoài từ “suited for” các nhà tuyển dụng có thể thay thế bằng các động từ đồng nghĩa khác như: “matched”, “a good fit” hay “suitable for”.
- “What can you bring to the table?” (Bạn có thể mang đến lợi ích gì cho công ty?)
- “How will you be an asset to this company?” (Bạn sẽ làm gì để trở thành một phần không thể thiếu của công ty?) Lưu ý: Câu hỏi này thực sự là hỏi “How will you benefit this company?” hoặc “How will you make this company more valuable?” (Làm thế nào để bạn có thể đem lại lợi nhuận cho công ty?)
Để trả lời những câu hỏi này, bạn cần phải nêu được những điểm mạnh, giá trị đặc biệt của bạn và những điều mà bạn cảm thấy nổi trội nhất trong con người mình. Dưới đây là một số cách trả lời gợi ý dành cho bạn:
- “I excel at multi-tasking.” (Tôi có thể làm nhiều nhiệm vụ được giao khác nhau.)
- “I am good at multi-tasking. I also write well and can complete reports well in a short time.” (Tôi có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao khác nhau. Tôi cũng viết tốt và có thể hoàn thành báo cáo trong một thời gian ngắn.)
Dù danh sách điểm mạnh của bạn là gì thì hãy thêm một lợi thế lớn mà bạn đang có, đó là: song ngữ (hoặc đa ngôn ngữ). Bạn có thể dễ dàng kết nối điều này với các mục tiêu globalization (toàn cầu), đa dạng trong hoạt động của công ty. Thêm vào đó, bạn có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa văn hóa.
Một số từ vựng dùng để chỉ điểm mạnh:
- Điểm mạnh là: key skills, talents (tài năng), abilities (khả năng), competencies, knowledge (kiến thức), những gì bạn làm tốt.
- Mô tả điểm mạnh: excel in/at, asset to, bring to the table, good at, do well (giỏi về điều gì hoặc làm tốt cái gì)
- Động từ về điểm mạnh: planning (kế hoạch), organizing (tổ chức), monitoring, managing (quản lý), evaluating, budgeting, inspiring (tạo cảm hứng), developing (phát triển), encouraging (cổ vũ), coaching, holding others accountable.
- Tính từ về điểm mạnh: multicultural (đa văn hóa), bilingual (song ngữ), multilingual (đa ngôn ngữ), global (toàn cầu), culturally diverse (đa dạng văn hóa)
Làm thế nào để nói tiếng Anh thật tự tin? - sách hướng dẫn miễn phí - Mọi thứ bạn cần để giúp con mình tự tin khi nói tiếng Anh
Tải sách hướng dẫn
3. Điểm yếu của bạn
Thành thật mà nói, tất cả chúng ta đều có một vài điểm yếu nào đó. Thông thường, những điểm yếu của bạn chắc chắn có liên quan đến điểm mạnh. Ví dụ: nếu điểm mạnh của bạn là bạn luôn vừa kịp làm đúng thời hạn, điểm yếu của bạn có thể là bỏ lỡ một số chi tiết trong quá trình hoàn thành vì bạn làm việc rất nhanh. Mặt khác, nếu điểm mạnh của bạn là có định hướng rất chi tiết, điểm yếu của bạn có thể là hoàn thành công việc không đúng thời gian.
Những câu hỏi mà các nhà tuyển dụng có thể sẽ đặt ra cho bạn
- “What would you say is your greatest weakness?” (Bạn sẽ nói gì về điểm yếu lớn nhất của mình?)
- “What would your coworkers say they dislike about working with you?” (Các đồng nghiệp của bạn sẽ nói gì họ không thích làm việc với bạn?)
- “What would your former boss say your biggest opportunities are?” (Sếp cũ của bạn sẽ nói cơ hội lớn nhất của bạn là gì? Lưu ý: Với từ “opportunities” có nghĩa là bạn cần phải cải thiện trong các lĩnh vực này. Bạn có cơ hội để trở nên tốt hơn. Đây không phải là cách sử dụng thông thường của từ này, nhưng nó là một thuật ngữ kinh doanh mà bạn nên biết.
Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh giúp bạn nói giảm những điểm yếu của mình:
Sometimes, occasionally, at times là những từ vựng dùng để chỉ tần số “thỉnh thoảng, đôi khi”. Bạn nên sử dụng những từ này để chỉ ra rằng những điểm yếu của bạn không phải luôn xảy ra và gây ra vấn đề. Điều này làm giảm mức độ nghiêm trọng (harshness, impact, seriousness) điểm yếu của bạn.
Ngoài ra, bạn nên giải thích tại sao những điểm yếu này chỉ tồn tại trong một số tình huống nhất định. Thay vì nói một cách “hách dịch” (“I’m bossy”), hãy nói: “I delegate roles to the team quickly which sometimes makes my team feel I am not considering their feelings.” (Tôi phân công công việc trong nhóm một cách nhanh chóng, điều này đôi khi khiến nhóm của tôi cảm thấy tôi không xem xét cảm xúc của họ.)
Điều này chứng tỏ bạn đã nhận thức được điểm yếu của mình, và bạn có nhiều khả năng có thể sửa chữa điểm yếu đó. Thành thật về điểm yếu của bản thân sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự nhận thức của bạn. Mặc dù vậy điều đó vẫn không đủ. Bây giờ bạn cần chứng minh rằng bạn có kế hoạch cải thiện và sẽ biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Ví dụ: điểm yếu của bạn là tiếng Anh thương mại? Hãy nói với người phỏng vấn những gì bạn sẽ làm để củng cố tiếng Anh thương mại. Bao gồm tần suất bạn làm điều này và mục tiêu của bạn như sau:
“Every day, I read one article in The Financial Times and highlight the words I’m unfamiliar with. After that, I look up the definition and use each word in a sentence. Every Sunday, I quiz myself on all the new words I learned.”
(Mỗi ngày, tôi đọc một bài báo trên Thời báo Tài chính và tô vàng những từ bản thân chưa rõ. Sau đó, tôi tra định nghĩa và sử dụng từng từ trong một câu. Mỗi Chủ nhật, tôi tự kiểm tra mình về tất cả những từ mới mà mình đã học.)
Một số từ vựng dùng cho điểm yếu:
- Điểm yếu là: những gì bạn làm chưa tốt, problems (vấn đề), issues, opportunities for improvement (cơ hội để cải thiện)
- Mô tả điểm yếu: makes my team feel…, makes others feel… (làm cho nhóm/người khác cảm thấy…)
- Tần suất: at times, sometimes, occasionally
4. Quá khứ của bạn
Trước đây, các công ty thường hỏi những ứng viên sẽ làm gì trong một tình huống giả định (tạo nên hoặc tưởng tượng). Nhưng cách phỏng vấn này đã không còn được áp dụng nữa, thay vào đó, các nhà tuyển dụng sẽ muốn biết những gì bạn đã làm trong quá khứ. Đây là cách chính xác nhất để dự đoán những điều bạn có thể làm trong tương lai. Do đó, hãy xem lại kiến thức tiếng Anh về “Thì Quá Khứ” để chuẩn bị cho phần phỏng vấn này.
Câu hỏi phỏng vấn có thể là:
“What were your responsibilities in your previous position? How did you tackle them?”
(Bạn có trách nhiệm gì ở vị trí trước đây của mình? Làm thế nào bạn quản lý công việc của mình?)
Câu trả lời có thể là:
“I was a sales associate in charge of the Northeast region. My responsibilities included meeting a sales quota every 4 months. I tackled my sales quota by setting small goals every month, learning about the product and building relationships in the local communities. I met my sales quota two months early.” (Tôi đã là một nhân viên kinh doanh phụ trách khu vực Đông Bắc. Trách nhiệm của tôi bao gồm đạt chỉ tiêu kinh doanh trong mỗi chu kỳ 4 tháng. Tôi đã đạt chỉ tiêu kinh doanh của mình bằng cách đặt ra các mục tiêu nhỏ mỗi tháng, tìm hiểu về sản phẩm và xây dựng mối quan hệ trong cộng đồng địa phương. Tôi đã đạt chỉ tiêu chỉ trong hai tháng.)
Không phải mọi câu hỏi đều đơn giản như vậy. Người phỏng vấn muốn làm bạn ngạc nhiên. Họ muốn làm cho bạn suy nghĩ và xem bạn có giỏi giải quyết vấn đề không. Những câu hỏi khác về quá khứ của bạn có thể hỏi về cảm xúc của bạn. Họ có thể muốn biết khi nào bạn cảm thấy tự hào nhất hoặc thất vọng nhất trong công việc.
Câu hỏi mẫu:
“When were you most disappointed at work? How did you feel? What did you do?” (Khi nào thấy thất vọng nhất trong công việc? Bạn cảm thấy thế nào? Bạn đã làm gì?)
Câu trả lời mẫu:
“My colleague resigned and I was given all of her responsibilities, in addition to my existing work. I felt overwhelmed.” (Đồng nghiệp của tôi đã từ chức và tôi được giao tất cả trách nhiệm của cô ấy, ngoài công việc hiện tại. Tôi cảm thấy choáng ngợp.)
“I combined related responsibilities so I could complete them all together. I understood the job duties for this position, so I also assisted in hiring and training an appropriate replacement.” (Tôi đã kết hợp các công việc liên quan để tôi có thể hoàn thành tất cả chúng cùng nhau. Tôi hiểu nhiệm vụ công việc cho vị trí này, vì vậy tôi cũng hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo một người thay thế phù hợp).
“I developed an effective replacement team member. She was even promoted within the year.” (Tôi đã dẫn dắt một thành viên nhóm thay thế hiệu quả. Cô ấy thậm chí còn được thăng chức ngay trong năm đó.)
Một số từ vựng mô tả về quá khứ:
Miêu tả về công việc cũ: responsibilities (trách nhiệm), duties, tasks, work, workload, role, assignments (nhiệm vụ)
- Từ đồng nghĩa cho “responsible”: in charge of, accountable for, answerable
- Thành công và điểm mạnh: Tackling your responsibilities (how you completed them)
- Thử thách: tight deadlines (thời hạn ngắn), strict deadlines, limited resources (nguồn lực có hạn), few staff (nhân viên ít).
5. Tương lai của bạn
Hãy cho người phỏng vấn thấy rằng bạn là người biết hướng đến mục tiêu. Bạn có mục tiêu tốt, và bạn muốn thành công. Đầu tiên, bạn cần có khả năng nói về tương lai bằng tiếng Anh. Thực hành “Thì Tương Lai” cho đến khi sử dụng thuần thục: will, shall và going to.
Khi bạn muốn nói về những mục tiêu trong tương lai, hãy bắt đầu câu nói của bạn với “I will” hay “I am going to”. Sau đó thêm một động từ phía sau kèm một số thông tin. Ví dụ:
- I will practice business English every morning. (Tôi sẽ thực hành tiếng Anh thương mại mỗi sáng.)
- I am going to practice business English with my colleagues every Sunday for three hours. (Tôi sẽ thực hành tiếng Anh thương mại với các đồng nghiệp của mình mỗi Chủ nhật trong ba giờ.)
Một số câu hỏi thường được đặt ra:
“Where will you be in five years?” (Vị trí của bạn sẽ ở đâu trong năm năm tới?)
Người phỏng vấn muốn biết rằng các mục tiêu của bạn phù hợp với các mục tiêu dài hạn của công ty. Sử dụng định dạng trên (“will” hoặc “is going to”) và chắc chắn rằng bạn mô tả tương lai của mình theo cách có lợi cho công ty. Ví dụ:
“I will be managing a large team of sales representations to achieve major sales goals.” (Tôi sẽ quản lý một nhóm lớn các đại diện bán hàng để đạt được các mục tiêu kinh doanh.)
6. Các câu hỏi khó
Nếu người phỏng vấn muốn làm bạn ngạc nhiên, muốn xem bạn nghĩ như thế nào hay muốn biết rằng bạn có thể giải quyết các vấn đề, đặc biệt là trong các tình huống căng thẳng ra sao. Họ sẽ đưa ra một số câu hỏi khiến bạn lúng túng và cảm thấy không liên quan gì đến buổi phỏng vấn. Ví dụ:
- “How many windows are there in Manhattan?” (Ở vương quốc Manhattan có bao nhiêu cửa sổ?)
- “How many oranges are there in California?” (Có bao nhiêu cam ở California?)
Để trả lời câu hỏi này hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nói những gì bạn nghĩ
- Bước 2: Thực hiện một vài giả định và phỏng đoán.
- Bước 3: Trả lời.
Lấy ví dụ ở câu hỏi đầu tiên: “Ở Manhattan có bao nhiêu cửa sổ?” Làm thế nào chúng ta có thể trả lời câu hỏi này?
- Bước 1: Nói những gì bạn nghĩ. “I would start by guessing how many windows are in each building.” (Tôi sẽ bắt đầu bằng cách đoán xem có bao nhiêu cửa sổ trong mỗi tòa nhà.)
- Bước 2: Thực hiện một vài giả định và phỏng đoán. “Assuming that the average building in Manhattan has 80 windows…Supposing that the average city block has 10 buildings…Let’s say that there are 1000 square blocks in Manhattan…That means there are 1000 x 10 x 80 windows.” (Giả sử rằng tòa nhà trung bình ở Manhattan có 80 cửa sổ… Giả sử rằng một khu thành phố trung bình có 10 tòa nhà…. Cứ nói là có 1000 khu trong Manhattan, điều đó có nghĩa là có 1000 x 10 x 80 cửa sổ.)
- Bước 3: Trả lời. “There are 800,000 windows in Manhattan.” (Có 800.000 cửa sổ ở Manhattan.)
Giả định của bạn gần như đảm bảo là sai. Không sao. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta có bước 1. Nói cho người phỏng vấn bạn biết bạn đang nghĩ gì. Hãy để họ nghe những giả định của bạn. Bằng cách này, người phỏng vấn của bạn có thể thấy rằng bạn rất thông minh, chu đáo và có thể giải quyết vấn đề.
7. Đặt câu hỏi
Đã đến cuối cuộc phỏng vấn rồi và bây giờ đến lượt bạn đặt câu hỏi. Người phỏng vấn sẽ chờ đợi câu hỏi của bạn. Họ muốn biết rằng bạn đang nghĩ về công ty và bạn rất quan tâm đến vị trí này.
Hãy chuẩn bị những câu hỏi có liên quan như:
- “What would my daily responsibilities be like in this position?” (Trách nhiệm hàng ngày của tôi ở vị trí này sẽ là gì?)
- “Will this job provide opportunities to work in foreign countries?” (Công việc này có mang lại cơ hội làm việc ở nước ngoài không?)
Thậm chí, bạn có thể hỏi một số câu mang tính chia sẻ sở thích và điểm mạnh thay vì chỉ đặt những câu hỏi đơn giản. Ví dụ:
“I’m passionate about languages and I studied Arabic in college. Will this job give me opportunities to work with markets in the Middle East?” (Tôi đam mê ngôn ngữ và học tiếng Ả Rập ở trường đại học. Công việc này có cho tôi cơ hội làm việc với các thị trường ở Trung Đông không?)
8. Tự tin
Trong một cuộc phỏng vấn tiếng Anh, chắc chắn điều đầu tiên là bạn phải sử dụng được ngôn ngữ này, song song đó bạn cũng cần phải sử dụng đến ngôn ngữ cơ thể, để thể hiện được sự tự tin của bản thân. Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu và trang bị những thông tin về công ty mà bạn ứng tuyển thông qua các nguồn như: báo cáo tài chính, thông cáo báo chí hay trên các kênh nghiên cứu trực tiếp về lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh, v,v…
Các nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi cụ thể về công ty. Nghiên cứu các thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi dễ dàng hơn. Đây cũng là một cách tốt để tăng sự tự tin cho cuộc phỏng vấn của bạn.
Thêm một mẹo nho nhỏ khác dành cho bạn: Hãy là chính mình!
Yếu tố này rất quan trọng để thực sự thể hiện bạn là ai, để công ty biết thêm về người họ sẽ thuê làm việc. Đây là một chiến lược dài hạn. Nếu công ty thích bạn thật sự, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn về vị trí và môi trường làm việc. Chúc bạn thành công và có một công việc như mong đợi!