Khi gặp một từ mới, bạn thường có thói quen dùng từ điển để tra ý nghĩa. Đó có thể là một từ khó mà bạn chưa gặp bao giờ như "mellifluous" hoặc "ascertain", hay đơn giản là từ ‘heart’ nhưng được dùng theo nghĩa phái sinh, như trong câu dưới đây:
‘HE FOUND HIMSELF RIGHT IN THE HEART OF THE CITY.’
Khi tra từ điển, bạn sẽ thấy từ "heart" có khá nhiều nghĩa: nó có thể dùng để chỉ nội tạng đảm nhận chức năng bơm máu đi khắp cơ thể (như trong câu "his heart stopped beating for a minute" có nghĩa là "tim anh ấy ngừng đập trong giây lát"); hay chỉ cảm xúc, trạng thái của người nói (như trong câu "they had a change of heart" có nghĩa là "họ đã thay lòng đổi dạ").
Nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ nhận thấy từ "heart" xuất hiện trong rất nhiều cụm từ như: 'by heart’; ‘heart of stone’; ‘have the heart to do something’,… Làm sao để bạn biết hết được từ "heart" có ý nghĩa thế nào trong toàn bộ các ngữ cảnh này?
Đối với người học tiếng Anh, việc biết nghĩa của từ là rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần phải học cách sử dụng chúng trong từng ngữ cảnh phù hợp. Khi tách riêng một mình, một từ vựng tiếng Anh có thể có rất nhiều nghĩa khác nhau, cũng như ví dụ từ "heart" phía trên.
Mặc dù một số từ ngữ có vẻ dễ nhận biết hơn bởi chúng thường mang nghĩa giống nhau trong hầu hết các văn cảnh, nhưng một số từ như ‘heart’ thì lại có rất nhiều nghĩa khác nhau. Cũng như vậy, không phải cuốn từ điển nào cũng đủ bao quát hết tất cả ý nghĩa của từ; hãy lựa chọn những cuốn từ điển tốt và phù hợp với trình độ tiếng Anh của bạn để trở thành công cụ đồng hành.
Một cuốn từ điển tiếng Anh cập nhật nhất sẽ giải thích cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết: từ vựng được áp dụng trong ngữ cảnh nào, nguồn gốc của từ - từ vựng đó có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa nguyên bản của nó, cũng như cách phát âm. Để dễ hiểu thì một cuốn từ điển dành cho người học tiếng Anh sẽ đưa ra các ví dụ về từ trong ngữ cảnh và hướng dẫn bạn sử dụng chúng.
Việc cố gắng tìm hiểu nghĩa của từ là rất tích cực, nhưng đừng dừng lại ở đó. Một cuốn từ điển hữu dụng sẽ cung cấp cho bạn cả cách diễn đạt cũng như các cụm từ đi kèm với từ vựng đó: ví dụ như cách dùng từ "heart" trong ngành y tế như ‘heart condition’ (điều kiện tim mạch) và ‘heart transplant’ (ghép tim) hay thành ngữ như ‘it breaks my heart’ (trái tim tôi bị tan nát) hoặc khi biểu hiện cảm xúc chẳng hạn.
Từng chút một, bạn sẽ dần quen với từ cũng như những cụm từ mới. Chỉ cần luyện tập và áp dụng trong đúng ngữ cảnh, bạn sẽ sớm làm chủ từ vựng đó trong giao tiếp hàng ngày.
Làm thế nào để nói tiếng Anh thật tự tin? - sách hướng dẫn miễn phí - Mọi thứ bạn cần để giúp con mình tự tin khi nói tiếng Anh
Tải sách hướng dẫn